Chùa Thiên Mụ Huế – Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Kinh Kỳ

Được mệnh danh là “đệ nhất danh lam xứ Huế”, chùa Thiên Mụ Huế luôn gây ấn tượng với nét kiến trúc độc đáo và khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình. Ngoài ra, chùa Thiên Mụ còn ẩn chứa nhiều truyền thuyết bí ẩn. Tất cả đã thu hút sự tò mò của đông đảo du khách. Bài viết này của daivietourist.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn ngôi cổ tự này.

Chùa Thiên Mụ Huế

Nhắc tới các ngôi chùa ở Huế ai cũng nghĩ đến chùa Thiên Mụ đầu tiên.

Giới thiệu về chùa Thiên Mụ Huế

Huế là vùng đất Phật Pháp nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa lâu đời, linh thiêng. Trong số đó, chùa Thiên Mụ gây được ấn tượng nhất bởi vô số điều đặc biệt.

Chùa Thiên Mụ Huế ở đâu?

Chùa Thiên Mụ có thuộc cố đô Huế không? Tất nhiên là có. Ngôi chùa này nằm trên đồi Hà Khê, thuộc địa phận phường Hương Long, quận Phú Xuân, thành phố Huế.

Chùa Thiên Mụ Huế

Đây là một trong những ngôi chùa có vị thế rất đẹp.

Vị trí nằm bên bờ Bắc của con sông Hương, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 5km về hướng Tây. Cạnh dòng sông uốn lượn, hiền hòa cùng với nét cổ kính hàng trăm năm đã tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho ngôi chùa.

Chùa Thiên Mụ Huế thờ ai?

Trong quần thể chùa Linh Mụ có nhiều công trình thờ các đức Phật và Bồ Tát. Trong đó có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng phật Di Lặc, cùng các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian.

Chùa Thiên Mụ Huế

Như bao ngôi chùa khác, chùa Thiên Mụ thờ Phật và Thánh thần.

Ngoài ra, chùa Thiên Mụ Huế còn thờ vị chụ trì nổi tiếng của chùa là vị thiên sư Thích Đôn Hậu – người đã dành cả cuộc đời mình cống hiến cho nền Phật giáo Việt Nam.

Chùa Thiên Mụ Huế cao bao nhiêu tầng?

Chùa Thiên Mụ ở Huế cao mấy tầng? Ngôi chùa này nổi tiếng với tháp Phước Duyên – biểu tượng chính, công trình có quy mô 7 tầng (21m). Tháp được xây dựng vào năm 1844 (thời vua Thiệu Trị).

Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ có tháp Phước Duyên cao 7 tầng với 21m.

Mỗi tầng của tháp đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện sự thâng hoa linh tinh trong tín ngưỡng Phật giáo.

Chùa Thiên Mụ Huế được xếp vào loại nào?

Chùa Thiên Mụ ở Huế được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh qua bài thơ Thiên Mụ Chung Thanh được sáng tác bởi vua Thiệu Trị. Bài thơ được khắc vào bia đá và dựng ngay trước cổng chùa.

Đồng thời, chùa Thiên Mụ Huế là một trong số ít những ngôi chùa ở Huế được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia. 

Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Đặc biệt, cái tên này còn nằm trong top 14 địa điểm có tên trong hồ sơ Di sản thế giới thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO đăng tải trên trang web chính thức: Whc.unesco.org.

Thuyết minh chùa Thiên Mụ Huế: Lịch sử và sự tích

Chùa Thiên Mụ cố đô Huế là ngôi cổ tự lâu đời nhất. Hơn 400 năm tồn tại, ngôi chùa này đã trở thành một hình ảnh đặc trưng không thể thiếu của vùng đất Kinh Kỳ.

Lịch sử chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế xây dựng năm nào? Được biết, đây là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại Huế và đã trải qua một vài lần tu sửa. Cụ thể:

  • Năm 1601: Chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng ngôi chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ.
  • Năm 1862: Vua Tự Đức đổi tên chùa thành “chùa Linh Mụ” – tên gọi khác của chùa Thiên Mụ Huế vì mong có con nối dõi tông đường, bởi vua cho rằng Thiên sẽ phạm đến trời.
Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Linh Mụ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1601.

  • Năm 1869: Nhà vua mới cho sử dụng lại cái tên gọi ban đầu là chùa Thiên Mụ hay chùa Linh Mụ Huế.
  • Năm 1691 – 1972: Ngôi chùa này trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc độc đáo.
  • Năm 1844: Vua Thiệu Trị cho xây dựng lại tháp Từ Nhãn (sau này đổi thành tháp Phước Duyên).
  • Năm 1904: Chùa bị hư hại nghiêm trọng và bắt đầu những đợt trùng tu lớn, nhỏ mới hoàn thiện như bây giờ.

Sự tích chùa Thiên Mụ Huế

Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng: Thời chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vẫn con vô cùng nặng nề.

Lúc bấy giờ có một tiểu thư – con gái của một vị quan đem lòng yêu chàng trai nhà nghèo lại còn mồ côi cha mẹ nên bị cấm. Quá đau khổ, cả hai cùng nhau ra bến thuyền trước chùa Thiên Mụ Huế tự vẫn.

Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ gắn với truyền thuyết về tình yêu của một chàng trai, cô gái.

Tuy nhiên, chỉ có duy nhất chàng trai qua đời, cô gái được dân làng cứu sống. Thời gian trôi qua, cô gái dần quyên chuyện và lấy một người giàu có. 

Chàng trai vì chờ mãi không thấy nàng đên đã sinh lòng uất ức và nhập hồn vào ngôi chùa. Lời nguyền về chùa Thiên Mụ này được truyền từ đời này sang đời khác.

Chùa Thiên Mụ Huế

Rất nhiều người muốn đây để kiểm chứng lời nguyền.

Xong sư thầy ở chùa thì cho rằng lời nguyền không có sự thật. Sở dĩ dân gian lưu truyền chỉ để răn đe những cặp đôi không được mượn chùa để che đậy những hành động không đoan chính ở nơi linh thiêng.

Ý nghĩa của chùa Thiên Mụ 

Thuyết minh về chùa Thiên Mụ Huế phải nhắc đến ý nghĩa của ngôi chùa này. Chùa Bà Thiên Mụ Huế không chỉ là nơi thờ tự mà còn là biểu tượng văn hóa tâm linh của con người, vùng đất cố đô.

Chùa Thiên Mụ Huế

Ngôi chùa này mang nhiều ý nghĩa.

Ngoài ra, sở hữu kiến trúc độc đáo cùng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nơi đây còn là điểm đến thu hút đông đảo du khách và các tín đồ Phật giáo. Góp phần tạo nên không gian tâm linh sâu sắc, bảo vệ và phát huy giá trí văn hóa lịch sử, tín ngưỡng của đất nước.

>> Đọc thêm: Chùa Từ Hiếu Huế – Chiêm ngưỡng nét đẹp chùa cổ 200 năm tuổi

Thông tin về chùa Thiên Mụ Huế: giờ mở cửa và giá 

Huế có chùa Thiên Mụ không và có mở cửa cho khách tham quan không? Ngôi chùa này cả ngày, tất cả các ngày trong tuần, trong năm. Do đó bạn có thể ghé đến bất cứ lúc nào.

Chùa Thiên Mụ Huế

Ngôi chùa mở cửa cả ngày cho khách tham quan miễn phí.

Theo kinh nghiệm du lịch Huế nếu muốn tận hưởng sự yên tĩnh và chụp ảnh đẹp thì đi trước 8h. Còn muốn ngắm cảnh hoàng hôn thì tầm 17h. Giá vé chùa Thiên Mụ Huế cũng hoàn toàn miễn phí. Chỉ mất phí gửi xe thôi nên yên tâm trải nghiệm nhé!

  • Giờ mở cửa: 06h00 – 18h00
  • Giá vé: Miễn phí.

Đến chùa Thiên Mụ Huế bằng cách nào?

Ngôi chùa nằm ở bờ Bắc thành phố, cách trung tâm chỉ chừng 5km. Vì vậy, từ vị trí nào bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng các cách sau:

Di chuyển bằng đường bộ

Nếu chọn đường bộ đi đến địa chỉ chùa Thiên Mụ Huế thì có những hình thức sau để bạn cân nhắc:

  • Ô tô cá nhân hoặc xe máy: Thời gian đi mất tầm 10 phút. Từ trung tâm, đi theo đường Lê Lợi hoặc Hùng Vương. Sau đó qua cầu Phú Xuân hoặc cầu Tràng Tiền – rẽ vào Nguyễn Phúc Nguyên – Lê Duẩn – Kim Long – Nguyễn Phúc Nguyên là tới.
Chùa Thiên Mụ Huế

Nếu đi đường bộ, bạn có thể chọn nhiều phương tiện khác nhau.

  • Taxi hoặc grab ô tô: Tài xế sẽ đưa đón bạn tận chùa Thiên Mụ Huế, giúp tiết kiệm thời gian tìm đường và tận hưởng chuyến đi trọn vẹn. Bạn có thể đặt xe qua số hotline hoặc app trên điện thoại. Giá cước tính theo km.
  • Xe đạp: Nếu không ngại mồ hôi, bạn có thể thuê xe đạp và vi vu trên con đường xanh mát đến với chùa Thiên Mụ. Trên đường đi có thể kết hợp tham quan Văn Miếu và chùa Huyền Không. Nhưng lưu ý nên đạp vào sáng sớm hoặc chiều mát nhé.

>> Tham khảo: Top 16 địa điểm cho thuê xe máy Huế chất lượng, uy tín

Di chuyển bằng đường thủy

Ngoài các phương tiện đường bộ, bạn có thể lựa chọn đi đến chùa Thiên Mụ địa chỉ bằng thuyền. Đây là một trải nghiệm mới lạ và thú vị rất đáng thử.

Chùa Thiên Mụ Huế

Đi thuyền tham quan chùa Thiên Mụ là trải nghiệm thú vị.

Bạn sẽ được thử cảm giác thư thái trên thuyền rồng trong 30 phút. Vừa đi vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai bên bờ sông Hương và khám phá các địa danh nổi tiếng của Huế. Bạn ra bến Tòa Khâm mua vé hoặc đặt tour Huế 1 ngày đều được nhé. 

Thời điểm tham quan chùa Thiên Mụ Huế lý tưởng?

Mùa khô hay mùa mưa đều có thể tham quan ngôi chùa này. Mỗi mùa, nơi này lại mang nét đẹp riêng, màu sắc riêng.

Mùa hè (tháng 3 – tháng 9) ở chùa khá mát mẻ nhờ nằm trên đồi, lại cạnh sông và có nhiều tán cây cổ thụ nên có làn gió tự nhiên. Đừng từ vị trí chùa Thiên Mụ Huế ngắm khung cảnh êm đềm và nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ Thừa Thiên Huế thật bình yên.

Chùa Thiên Mụ Huế

Tham quan chùa vào một ngày đẹp trời.

Mùa mưa (tháng 10 – tháng 12), Huế xuất hiện những cơn mưa dầm đề và mang một màu xám. Không khí có chút ảm đạm khiến ngôi chùa trở nên cổ kính, thanh tịnh. 

Ngoài ra, vào đầu xuân và các dịp lễ Phật Đản, rằm, mùng 1 chùa Thiên Mụ rất đông vui, nhộn nhịp. Các thời điểm này không chỉ thu hút các tín đồ Phật tử mà còn có cả khách du lịch.

Khám phá kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế có gì đặc biệt?

Chùa Thiên Mụ ở thành phố Huế thể hiện được nét độc đáo, sáng tạo trong kiến trúc và văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Tiêu biểu là các công trình mà daivietourist.vn kể ra dưới đây.

Cổng Tam Quan chùa Linh Mụ

Cổng Tam Quan là cổng chính dẫn vào chùa, là điểm đầu tiên bạn sẽ đi qua khi đến chùa Thiên Mụ Huế. Cổng có 2 tầng, 8 tầng và 3 lối đi, được xây dựng bằng gạch đá kiên cố. Mỗi lối đi đều có cửa sổ bằng gỗ tô đỏ.

Chùa Thiên Mụ Huế

Cánh cổng Tam Quan – lối đi chính vào chùa.

Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được chạm trỗ nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo, độc đáo. Xung quanh cổng đặt các bức tượng thần Hộ Pháp để giữ gìn sự bình yên cho chùa.

Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ Huế

Tháp Phước Duyên được xem là công trình biểu tượng của chùa Thiên Mụ cố đô Huế. Tháp cao 21m, cao 7 tầng, càng lên cao càng nhỏ và được sơn màu hồng nhạt. Ở mỗi tầng có các bệ thờ, thờ những bức tượng Phật và Bồ tát.

Chùa Thiên Mụ Huế

Tháp Phước Duyên – biểu tượng của chùa Thiên Mụ.

Bên trong tháp có một hình xoắn ốc dẫn từ chân tháp lên tầng cao nhất. Trải qua nhiều năm, tháp Phước Duyên – chùa Thiên Mụ – Huế đã mang đậm dấu ấn của thời gian, tô đậm thêm cho vẻ đẹp cổ kính của Cố đô.

>> Bài viết khác: Du lịch đồi Thiên An Huế – Check in thiên nhiên mộng mơ

Điện Đại Hùng chùa Thiên Mụ

Đây chính là chính điện của chùa Thiên Mụ Huế – nơi thờ cúng tượng Phật Di Lặc (vị thần mang niềm vô tư, vô lo). Bức tượng khắc họa Phật Di Lặc với thần thái hiền hòa, đôi tai tinh thông và chiếc bụng lớn chứa cùng nụ cười nhân hậu.

Chùa Thiên Mụ Huế

Điện Đại Hùng là chính điện chính của ngôi chùa.

Điện Đại Hùng được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng, sơn màu gỗ để tạo cảm giác gần gũi. Ngoài ra, trong điện chùa Thiên Mụ Huế còn lưu giữ bức đại tự có niên đại từ 1974 và chiếc chuông bằng đồng hình nhật nguyệt vô cùng tinh tế.

Vào sâu bên trong đền thờ, bạn sẽ thấy bức tượng Tam Thế Phật ở trung tâm. Còn bên phải là Phố Hiến, bên tría là Phú Bồ Tát.

Điện Địa Tạng độc đáo và bình yên

Công trình này nằm ngay sau lưng Điện Địa Tạng của chùa Thiên Mụ Huế, được ngăn cách bởi khoảng sân rộng với nhiều cây xanh. Tạo không gian thoáng mát, yên bình.

Chùa Thiên Mụ Huế

Không gian thờ Quan Công.

Từ năm 1907, nơi đây được xây dựng để thờ Quan Công. Bởi người ta tin rằng, Quan Công rất linh thiên, thấu hiểu âm dương và đặc biệt có thể dự đoán được điềm lành, điềm giữ. Đó là lý do ở hầu hết các ngôi chùa Việt Nam đều có thờ.

Khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

Hòa thượng Thích Đôn Hậu là vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ Huế. Sau khi viên tịch, thi hài của cố Hòa được chôn cất ngay trong khuôn viên chùa để tỏ lòng biết ơn và sự tôn kính.

Chùa Thiên Mụ Huế

Viếng thăm khu mộ của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu.

Khu mộ tháp được xây dựng đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự trang nghiêm. Tháp cao với các tầng mái uốn uyển chuyển, tạo cảm giác nhẹ nhàng. Bên ngoài tòa tháp được chạm khắc tinh xảo, mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc.

Xung quanh được bao bọc bởi cây cối xanh tươi, tạo không gian tĩnh lặng. Bạn hãy đến đây để thắp nhén hương, tưởng niệm và cầu nguyện nhé.

Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ Huế

Đây là một điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa này. Đại Hồng Chung – một quả chuông đồng lớn, biểu hiện cho sự tinh xảo của nghệ thuật đúc đồng. Đồng thời mang nhiều ý nghĩa tâm linh.

Chùa Thiên Mụ Huế

Quả đại hồng chung trên cao tới 2,5m.

Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc đại hồng chung để cúng dường cho chùa cao 2,5m, đường kính 1,4m. Trên chuông có khác bài minh của húa “chú nguyện mưa thuận gió hòa, cầu quốc thái dân an” cùng rất nhiều hoa văn: rồng, phượng, cành lá,…

Quả Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ Huế đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia (năm 2013). Tuy nhiên, hiện nay chuông không đánh mà được xem như pháp khí của chùa.

>> Đọc bài khác: Khám phá Chùa Báo Quốc Huế – Ngôi cổ tự linh thiêng ở cố đô

Chiếc xe Austin của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức

Đến chùa Thiên Mụ – Huế bạn hãy đi theo con đường phía sau vườn để tham quan chiếc xe Austin. Hình ảnh gắn liền với sự kiện cố Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào năm 1963 để phản đối sự đàn áp Phật giáo.

Chùa Thiên Mụ Huế

Chiếc xe Austin vẫn còn giữ được nguyên trạng.

Bạn sẽ cảm nhận được trọng trách và ý nghĩa của chiếc xe. Chiếc xe được bảo quản cẩn thận nên vẫn giữ nguyên hình dáng và những chi tiết ở những năm 1960.

Lưu ý khi tham quan chùa Thiên Mụ Huế

Có dịp đến Huế và viếng thăm chùa Thiên Mụ, ngoài các thông tin trên bạn hãy lưu ý thêm một số điều dưới đây để chuyến đi thêm phần trọn vẹn:

  • Đây là chốn linh thiêng nên bạn cần chú ý cách ăn mặc, chọn trang phục lịch sự, kín đáo. 
  • Cố gắng giữ trật tự, không nói to gây ồn ào hay có những lời lẽ thô tục và chạy nhảu để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa Thiên Mụ Huế
  • Quanh khu vực chùa không có quá nhiều hàng quán. Vì vậy, bạn có thể mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ nhưng phải giữ vệ sinh, không vứt rác bừa bãi.
  • Nếu đi vào mùa nắng, chú ý đội mũ, mang áo khoác và bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da, sức khỏe.
Chùa Thiên Mụ Huế

Ăn mặc lịch sự khi viếng thăm chùa Linh Mụ nhé.

  • Vì nằm gần trung tâm thành phố nên không khó tìm khách sạn gần chùa Thiên Mụ Huế. Bạn có thể lựa chọn lưu trú để tiện cho việc đi lại, tham quan.
  • Có một điều mà khi đến chùa Thiên Mụ là bạn nhất định phải thử món tàu hũ dưới chân chùa, chỉ từ 5.000đ thôi nhưng ngon lắm.

Giờ ai còn thắc mắc Huế có chùa Thiên Mụ không? thì đã rõ rồi nhỉ. Hình ảnh chùa Thiên Mụ Huế đã không còn xa lạ gì ở thành phố này. Một ngôi chùa cổ kính linh thiêng, một điểm đến hấp dẫn rất đáng viếng thăm ít nhất một lần. Lưu lại những thông tin này để khám phá nếu có dịp nhé!

Tuyết Nhi – Daivietourist.vn