Phố đèn lồng Hội An – Check in vẻ đẹp rực rỡ về đêm
Phố đèn lồng Hội An níu chân du khách bởi vẻ đẹp rực rỡ, lung linh. Những chiếc đèn lồng tỏa sáng cả một bầu trời tạo nên khung cảnh lãng mạn, độc đáo. Cùng daivietourist.vn dạo một vòng và ngắm con phố này có gì đặc trưng nhé.
Giới thiệu sơ lược về phố đèn lồng Hội An
Đèn lồng phố cổ hội an được xem là một phần linh hồn không thể thiếu của phố cổ. Đây cũng được xem là điểm nhấn được nhiều du khách nhắc đến khi ghé thăm phố cổ.
Phố đèn lồng Hội An ở đâu?
Phố đèn lồng toạ lạc ở đường Nguyễn Phúc Chu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu là biểu tượng đặc trưng của phố Hội.
Không riêng gì phố đèn lồng Hội An Nguyễn Phúc Chu, chỉ cần đi dọc nhiều tuyến phố ở phố cổ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh chiếc đèn lồng treo cao, lung linh.
Nguồn gốc của đèn lồng Hội An
Có nguồn tin cho rằng, nguồn gốc của đèn lồng Hội An xuất phát từ những người di cư có họ La, Thái, Châu… từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Hội An tìm kiếm cuộc sống mới.
Họ mang theo đèn lồng, treo chúng trước cửa nhà nhằm xua tan nỗi nhớ quê. Thói quen này đã trở thành 1 phần văn hoá và được duy trì đến ngày nay và tạo nên phố đèn lồng Hội An.
Một nghệ nhân tên Xã Đường được coi là “ông tổ” của cách làm lồng đèn Hội An. Tuy nhiên, nghệ nhân Huỳnh Văn Ba là người đã làm cho Hội An trở thành một thành phố đèn lồng Hội An lung linh bằng việc phục chế lại đèn lồng.
Ông đã sáng tạo nên mẫu lồng đèn vải, khung tre, tạo nên hình dáng đèn lồng như ngày nay. Ông cũng được chính phủ Nhật mời sang đóng góp kiến thức, kỹ thuật làm đèn lồng ở Việt Nam.
Ý nghĩa của đèn lồng Hội An
Đèn lồng là sản phẩm của các làng nghề truyền thống được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Tại các nhà hàng, các dịp lễ hội, trong nhiều gia đình, đèn lồng trở thành vật trang trí quen thuộc, đặc biệt, trong các dịp Tết cổ truyền, tết Trung thu
Ý nghĩa của phố đèn lồng Hội An có nghĩa là toả sáng. Người dân nơi đây xem ánh đèn lồng như là biểu tượng của con người.
Khi cúng dâng đèn ở điện thờ đồng nghĩa với việc đặt mình dưới sự bảo hộ của thần linh. Ngoài ra, màu sắc của đèn lồng cũng mang lại nhiều ý nghĩa như màu đỏ thể hiện cho sự sung túc, may mắn.
Đèn lồng ở phố cổ Hội An được làm rất đa dạng, tạo hình với nhiều mẫu mã khác nhau. Trên mỗi chiếc đèn là màu sắc, hoa văn được làm tỉ mỉ.
>> Tham khảo: Giới thiệu về nhà thờ tộc Trần Hội An cổ kính và hút khách
Hướng dẫn đường đi đến phố đèn lồng Hội An
Phố đèn lồng nằm ở khu vực phố cổ. Vì thế bạn có thể đến đây theo nhiều hướng khác nhau và nhiều loại phương tiện.
Từ khu phố cổ phía bắc Hội An, bạn đi theo đường Bạch Đằng dọc bờ sông Hoài. Tiếp đó vượt qua cầu An Hội tới phố Nguyễn Phúc Chu ở bờ nam sẽ thấy phố đèn lồng Hội An rực rỡ ánh sáng.
Từ Đà Nẵng, nếu muốn ghé thăm phố đèn lồng, bạn có thể lựa chọn đi bằng: xe máy với giá thuê từ 100.000đ – 150.000đ/ngày; xe taxi với giá thuê 300.000đ – 450.000đ/chiều; xe buýt với giá 30.000đ/lượt.
Để đi dạo ở phố cổ, ghé thăm phố đèn lồng Hội An, bạn có thể đi bằng xe đạp (giá thuê từ 30.000đ – 50.000đ/ngày), xe xích lô (giá thuê 150.00đ/h) hoặc đi bộ dạo mát tới con phố.
>> Tìm hiểu thêm: Hội quán Triều Châu ở đâu? Có gì hấp dẫn du khách?
Khám phá phố đèn lồng Hội An có gì hấp dẫn?
Du lịch phố cổ Hội An Đà Nẵng, khách du lịch sẽ có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn. Đặc biệt sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị tại khu phố đèn lồng.
Ngắm nhìn đèn lồng đủ màu sắc
Khi ghé thăm phố đèn lồng Hội An, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng rực rỡ, lung linh. Cả con phố rực rỡ ánh sáng, đầy màu sắc.
Những chiếc đèn lồng được treo khắp nơi, trên các ngôi nhà, bảng hiệu. Mỗi chiếc đèn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và vượt qua thời gian của Hội An.
Check in sống ảo tại phố đèn lồng
Đã đến phố đèn lồng Hội An thì bạn không thể bỏ lỡ những shoot hình ấn tượng ở đây. Khung cảnh lung linh, huyền ảo của con phố sẽ là background hoàn hảo cho mọi tấm hình.
Bạn có thể sắm một em áo dài thướt tha hay làm bộ đồ phong cách bohemian. Đi kèm đó là các phụ kiện như quạt, mũ cói, nón lá… và tạo dáng bên những chiếc đèn lồng rực rỡ.
Khám phá cách làm lồng đèn Hội An truyền thống
Để làm được chiếc đèn lồng Hội An bắt mắt, người nghệ nhân sẽ cần có kinh nghiệm và bàn tay khéo léo, tài hoa. Đi cùng đó là sự tỉ mỉ, công phu trong từng công đoạn làm đèn.
Để có phố đèn lồng Hội An rực rỡ, người ta sẽ cần lựa nguyên liệu làm đèn lồng từ tre già còn tươi, được nấu và ngâm với nước muối trong 10 ngày.
Phần vải bọc lồng đèn phố cổ Hội An làm từ vải xoa hay lụa tơ tằm. Quy trình tạo nên chiếc đèn lồng sẽ bắt đầu với 3 bước sau:
- Bước 1: dùng nan tre định hình, kết nối nan bằng sợi dây dù.
- Bước 2: cắt vải theo kích thước của đèn lồng, bôi keo rồi dán xung quanh. Tiếp đó dùng kéo cắt những phần vải thừa.
- Bước 3: vẽ trang trí lên đèn lồng để tạo sự khác biệt, độc đáo.
Tham gia vào lễ hội đèn lồng ở phố cổ Hội An
Lễ hội đèn lồng tiếng Anh là Lantern Festival. Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hoặc các dịp lễ Tết. Trong mùa lễ hội, du khách ở phố đèn lồng Hội An có thể tham gia vào nhiều hoạt động thú vị.
Nổi bật nhất là thả đèn lồng ở phố cổ Hội An, thả đèn hoa đăng trên sông Hoài. Ngoài ra còn có thể xem các màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc hoặc giải trí với các trò chơi dân gian.
Thưởng thức ẩm thực Hội An về đêm
Ngoài việc dạo chơi, ngắm đèn lồng ở phố cổ Hội An, du khách còn có thể thưởng thức ẩm thực Hội An đặc sắc.
Bạn có thể ghé các hàng quán ven sông Hoài ngay cạnh phố đèn lồng Hội An. Hoặc có thể dạo dạo chợ đêm phố cổ Hội An dọc phố đèn lồng và tận hưởng các món như: bánh xèo, bánh mì Phượng, bánh khoai, cao lầu…
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm đi tham quan bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh Hội An
Thời điểm check in phố đèn lồng Hội An đẹp nhất
Phố đèn lồng ở Hội An lúc nào cũng tấp nập du khách. Đặc biệt là vào ngày 14 Âm lịch hàng tháng và Trung thu hàng năm.
Lúc này thường tổ chức lễ hội đèn lồng vô cùng nhộn nhịp và tràn ngập ánh sáng. Đây cũng là thời điểm mà theo kinh nghiệm du lịch Hội An bạn nên đến khám phá phố đèn lồng Hội An.
Khi dạo chơi ở phố cổ Hội An, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp bởi ánh đỏ, vàng, xanh lung linh trải dài khắp các con phố. Đây là thời gian thích hợp để chụp ảnh làm kỷ niệm.
Nếu không kịp tham gia phố đèn lồng Hội An vào dịp lễ hội thì có thể check in phố đèn lồng vào ban ngày. Hoặc bạn có thể đến đây vào tầm mùa xuân (tháng 2 – tháng 4) hoặc mùa hạ (tháng 5 – tháng 8)
Một số lưu ý quan trọng khi check in phố đèn lồng Hội An
Đi tour Hội An 1 ngày bạn cũng sẽ được tham quan phố đèn lòng. Tuy nhiên, để chuyến du lịch đến phố đèn lồng được trọn vẹn, bạn hãy lưu lại các lưu ý sau:
- Muốn dạo chơi phố đèn lồng, bạn nên đi từ 15 chiều. Khoảng thời gian này đã bớt nắng gắt, có thể thoải mái chụp ảnh, tham quan. Bạn cũng có thể vui chơi đến tối để ngắm nhìn sự lung linh của con phố.
- Nên chuẩn bị nhiều bộ đồ đẹp để có thể chụp ảnh, sống ảo ở phố đèn lồng Hội An. Mang thêm mũ nón, điện thoại hay máy ảnh xịn để thoải mái tạo dáng.
- Nên đi giày thể thao, dép bệt để thoải mái dạo phố mà không sợ đau chân.
Phố đèn lồng Hội An không chỉ là điểm đến cho những bức hình đẹp mà còn là nơi để du khách cảm nhận những giá trị văn hoá lâu đời. Lạc chân đến còn phố, tham gia vào lễ hội đèn lồng Hội An sẽ là điểm nhấn tuyệt vời trong chuyến khám phá phố cổ. Hãy sắp xếp thời gian và trải nghiệm ngay nhé.
Hằng Min – daivietourist.vn