Làng lụa Hội An ở đâu và những trải nghiệm thú vị nhất

Làng lụa Hội An là một làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại được 300 năm. Dưới bàn tay của những người nghệ nhân lành nghề, đã cho ra nhiều sản phẩm đẹp và chất lượng đến tay du khách. Cùng daivietourist.vn tìm hiểu xem làng lụa ở đâu và có gì nhé. 

Làng lụa Hội An

Làng nghề lụa Hội An là làng nghề truyền thống đã tồn tại 300 năm

Giới thiệu về làng Lụa Hội An

Làng nghề lụa Hội An là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các sản phẩm lụa tơ tằm chính hiệu và khám phá thêm về nghề ươm tơ dệt lụa có lịch sử lâu đời ở xứ Quảng. 

Địa chỉ làng Lụa Hội An ở đâu?

Làng lụa nằm ở số 28 đường Nguyễn Tất Thành, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Làng lụa nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 1km. 

Làng lụa Hội An

Làng lụa nằm ở số 28 đường Nguyễn Tất Thành, thuộc thành phố Hội An

Làng lụa Hội An được xem là “bảo tàng sông” lưu giữ những tinh hoa nghề lụa 300 năm của Quảng Nam. Nơi đây đã tái hẹn trọn vẹn nghề dệt lụa thủ công từ thời Chăm Pa và bảo tồn nguồn gen dâu tằm quý giá.

Lịch sử làng lụa Hội An

Khoảng thế kỷ 16 – 17, thời kỳ nghề tơ lụa Đàng Trong phát triển cực thịnh. Làng nghề dệt Hội An lúc này nổi tiếng với quy trình trồng dâu và nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa hoàn toàn bằng thủ công.

Các sản phẩm của làng lụa Hội An phục vụ cho vua chúa, quý tộc và xuất khẩu ra nước ngoài. Các thương nhân phương Đông và phương Tây đã nhận ra giá trị của nghề dệt lụa Quảng Nam nên đã tìm mua tơ sống và các loại lụa ở đây.

Làng lụa Hội An

Làng nghề dệt lụa xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16 – 17

Điều này góp phần biến thương cảng Hội An trở thành một phần quan trọng của con đường tơ lụa trên biển lúc bấy giờ.

Ngày nay, làng lụa Hội An đã được xây dựng lại nhằm hồi sinh và duy trì nghề ươm tơ dệt lụa của tỉnh Quảng Nam. 

Nơi đây đã trở thành địa điểm thu hút du khách. Đồng thời, đưa lụa Hội An tiếp cận rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước, nhằm đưa làng lụa trở thành trung tâm phân phối sản phẩm lụa hàng đầu Việt Nam. 

>> Tham khảo: Trải nghiệm làng rau Trà Quế Hội An Quảng Nam có gì?

Giờ mở cửa và giá vé tham quan làng lụa Hội An

Là địa điểm du lịch nổi tiếng, làng lụa luôn rộng cửa chào đón du khách từ khắp nơi đến tham quan và tìm hiểu. Khung giờ hoạt động và giá vé vào làng lụa sẽ được daivietourist.vn cập nhật cụ thể như sau:

Giờ mở cửa vào làng lụa Hội An

Làng lụa mở cửa đón khách tham quan từ 8h sáng đến 21 giờ tối hàng ngày. Du khách có thể đến đây từ thứ 2 đến chủ nhật. 

Giờ mở cửa làng lụa Hội An

Làng lụa mở cửa cho du khách tham quan hàng tuần

Nếu được bạn nên sắp xếp thời gian đến làng lụa Hội An vào buổi sáng (8h – 10h) hoặc buổi chiều (từ 15h trở đi). Lúc này trời đã bớt nắng gắt nên có thể thoải mái check in, khám phá. 

Giá vé làng lụa Hội An

Để tham quan và khám phá làng lụa, du khách sẽ cần mua vé tham quan với các loại vé sau:

  • Giá vé vào làng Lụa Hội An: 50.000đ/người. Với vé này, du khách có thể tự do tham quan các khu vực chính ở trong làng lụa.
  • Giá buffet tại làng lụa Hội An là 299.000đ/người.
Làng lụa Hội An

Du khách có thể chọn mua nhiều hạng vé khác nhau, tuỳ thuộc nhu cầu

Hiện nay, làng lụa còn có chương trình tham quan theo tour dành cho du khách có nhu cầu. Hoi An Silk Village Tour sẽ bao gồm tour ngắn và tour dài.

  • Tour ngắn (8h – 17h): Giá vé 100.000đ/người. Hướng dẫn viên sẽ đưa du khách tìm hiểu về quy trình của nghề ươm tơ dệt lụa trong khoảng 45 phút.
  • Tour dài (9h -14): Giá vé 595.000đ/người. Tour kéo dài trong khoảng 4 giờ có hướng dẫn viên thuyết minh, giúp du khách khám phá chi tiết quy trình dệt lụa, trải nghiệm tự tay dệt lụa và thưởng thức bữa trưa hoặc bữa tối tại nhà hàng buffet làng lụa

>> Xem thêm: Phố đèn lồng Hội An – Check in vẻ đẹp rực rỡ về đêm

Tham quan làng Lụa Hội An vào thời gian nào?

Hội An nói chung là thời tiết khá đẹp vào những tháng hè thu, trời không có nhiều mưa, khí hậu khá mát mẻ. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để bạn khám phá Hội An.

Từ tháng 2 – tháng 8, tiết trời Hội An khô ráo, mát mẻ. Thích hợp để bạn tham gia các hoạt động ngoài trời và ghé thăm các làng nghề như: làng lụa Hội An, làng gốm Thanh Hà

Làng lụa Hội An

Bạn có thể ghé thăm làng lụa vào tháng 3 – tháng 9

Với kinh nghiệm du lịch Hội An, từ tháng 3 – tháng 4 được xem là lý tưởng nhất để bạn đến làng lụa,. Vì lúc này thời tiết còn rất dễ chịu, Hội An chưa vào mùa cao điểm nên khách du lịch còn ít và bạn có thể thoải mái tận hưởng chuyến đi mà không sợ đông đúc. 

Hướng dẫn đường đi đến làng lụa Hội An nhanh chóng

Làng lụa nằm rất gần với khu phố cổ nên việc di chuyển đến đây cũng rất thuận lợi. Bạn có thể theo dõi hành trình di chuyển dưới đây để đến làng lụa nhanh chóng.

Đường đi đến làng lụa từ phố cổ

Nếu bạn ở khu vực phố cổ, xuất phát từ chùa Cầu, bạn đi Nguyễn Minh Khai ra Phan Chu Trinh. Sau đó rẽ vào Hùng Vương, rẽ trái vào cửa hàng điện nước Tiến Hoà ra Nguyễn Tất Thành, đi thêm 700 mét là tới làng lụa Hội An.

Đường đi làng lụa Hội An

Làng lụa nằm gần phố cổ nên di chuyển thuận lợi

Vì khoảng cách không quá xa nên bạn có thể đi bộ, đi xe đạp hay đi xích lô đều được. 

Đường đi đến làng lụa từ Đà Nẵng

Từ Đà Nẵng, bạn cần di chuyển về phố cổ Hội An mất tầm 45 phút – 1 tiếng đồng hồ tuỳ điểm xuất phát. Khi đến phố cổ, bạn gửi xe và tiếp tục lộ trình đi như trên sẽ đến làng lụa Hội An

Phương tiện đi làng lụa Hội An

Bạn có thể đi taix hoặc grab đến làng lụa cho nhanh chóng, an toàn

Ngoài các phương tiện như xe máy, xe ô tô, xe taxi, bạn có thể đi xe buýt. Hãy bắt tuyến số 1 đến Hội An, sau đó đi bằng taxi hoặc xe ôm để đến làng lụa. 

>> Đọc bài: Kinh nghiệm đi tham quan bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh Hội An

Thuyết minh làng lụa Hội An có gì thú vị?

Chuyến du lịch đến làng lụa, không chỉ là cơ hội để bạn tìm về lịch sử làng nghề. Đây còn là cơ hội để bạn trải nghiệm rất nhiều điều thú vị, độc đáo khác. 

Tham quan nhà rường, khám phá lịch sử nghề lụa

Đặt chân đến khu du lịch làng lụa Hội An, du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tham quan nhà rường cổ và Cửu Điện. Nơi đây được thiết kế với kiến trúc gỗ chạm trổ tinh xảo, mái ngói rêu phong.

Làng lụa Hội An có gì

Không gian nhà rường cổ kính, mang đậm chất Việt

Cửu Điện là nơi trưng bày các cổ vật nghề lụa, gắn liền với bà chúa Tằm Tang (danh xưng của hoàng hậu Đoàn Quý Phi). 

Giới thiệu làng lụa Hội An, bạn cũng được chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài 54 dân tộc độc đáo. Hơn 100 bộ áo dài được thiết kế tinh tế, đủ màu sắc và hoa văn thể hiện cho sự đa dạng văn hoá trên mảnh đất hình chữ S.

Tham quan vườn dâu tằm truyền thống

Trong sân vườn làng lụa Hội An, du khách sẽ nhìn thấy cây dâu cổ thụ tán rộng, cao tới hơn 10 mét. Cây dâu này đã tồn tại từ thời Chăm Pa và được chuyển đến làng lụa năm 2012.

Làng lụa Hội An có gì

Vườn dâu tằm truyền thống với nhiều giống dâu quý hiếm

Bên cạnh đó, du khách còn có thể tìm hiểu về giống dâu lá bầu Quảng Nam. Loại dâu này cần đến kỹ thuật chăm sóc cao để thu hoạch được nhiều lá. Mỗi năm có 8 lứa lá dâu cung cấp cho 8 lứa tằm. 

Ghé thăm ngôi nhà tơ tằm và nhà dệt Chăm

Tour làng lụa Hội An cũng sẽ đưa du khách ghé đến ngôi nhà tơ tằm. Đây là nơi mà sau khi thu hoạch, kén sẽ được nấu trong nước sôi và cho ra sợi tơ mềm, dẻo dai.

Làng lụa Hội An có gì

Công đoạn nấu tơ, kéo sợi đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ

Sợi tơ lớn được thành từ những sợi kén nhỏ và đòi hỏi người nghệ nhân phải có sự kiên nhẫn và kinh nghiệm. Nhờ vậy mới có thể ươm tơ chuẩn để dệt ra những tấm lụa tốt.

Hình ảnh của làng lụa Hội An còn gắn với nhà dệt Chăm. Nơi những sợi tơ được gắn lên khung và dệt. Tất cả các khung dệt từ thời Chăm Pa đến hiện đại đều được trưng bày ở đây để du khách tận mắt tham quan. 

Tìm hiểu quy trình dệt lụa tại làng Lụa Hội An

Đến với làng lụa, du khách không chỉ được ngắm các sản phẩm hoàn thiện mà còn được chứng kiến quy trình dệt lụa theo kiểu người Chăm xưa.

Làng lụa Hội An có gì

Các hoa văn cổ được thêu tỉ mỉ, công phu

Quá trình dệt vải của người Chăm xưa rất tỉ mỉ, từ công đoạn chọn bông làm sợi đến việc trang trí hoa văn. Những hoa văn cổ này được nghệ nhân làng lụa Hội An thêu dệt rất kỳ công, tinh xảo.

Mỗi người thợ dệt luôn phải cẩn thận đếm sợi, luồn chỉ đan xen nhau. Từ đó tạo nên những đường nét hoa văn trên vải bắt mắt, chuẩn chỉ. 

Khám phá khu triển lãm làng lụa Hội An

Theo bài đánh giá về làng Lụa Hội An thì khu triển lãm là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình tham quan. Tại đây, bạn sẽ được nhìn ngắm các sản phẩm lụa đã hoàn thiện.

Làng lụa Hội An có gì

Du khách sẽ được nhìn ngắm các khung cửi từ truyền thống đến hiện đại

Tham quan khu triển lãm, bạn sẽ được hướng dẫn cách phân biệt giữa vải lụa dệt từ khung gỗ truyền thống và vải dệt từ khung hiện đại. Bên cạnh đó, còn có các loại lụa với thời gian nấu sợi lâu hơn so với nấu nhanh, lụa thật, lụa pha, lụa giả…

Tự tay trải nghiệm các công đoạn tạo ra sản phẩm

Đến làng lụa Hội An 28 Nguyễn Tất Thành, bạn còn có thể tự tay trải nghiệm hái lá dâu cho tằm ăn, nấu kén và dệt lụa.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân làng lụa, bạn hoàn toàn có thể tự dệt một tấm lụa tơ tằm Hội An bằng chính đôi tay của mình.

Làng lụa Hội An có gì

Được trải nghiệm dệt lụa dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng lụa

Bạn sẽ được ngồi vào khung cửi, thực hiện các thao tác dệt lụa truyền thống. Trải nghiệm này giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về giá trị của nghề lụa cũng như tạo các kỷ niệm đáng nhớ.

Mua sắm tại làng Lụa Hội An

Đến khám phá làng lụa, bạn đừng quên chọn mua các sản phẩm tơ tằm chất lượng về làm quà. Đó có thể quần áo, vải lụa nguyên tấm, khăn choàng…

Làng lụa Hội An có gì

Trải nghiệm mua sắm các sản phẩm lụa tơ tằm Hội An

Những sản phẩm này được làm ra bằng tấm huyết, kinh nghiệm của nghệ nhân làng lụa Hội An. Vì thế, đây là những món quà tặng đắt giá và ý nghĩa dành cho gia đình, bạn bè. 

Thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng buffet làng lụa Hội An

Sau khi đã trải qua một hành trình tham quan, bạn có thể đến nhà hàng buffet để nạp lại năng lượng. Nhà hàng thiết kế mở, bài trí bắt mắt trên những gánh nan.

Làng lụa Hội An có gì

Thưởng thức bữa tiệc buffet hấp dẫn tại làng lụa

Nhà hàng làng lụa Hội An menu đa dạng các món ăn truyền thống như: cao lầu, mì Quảng, bánh xèo, bánh bèo, bánh hoa hồng, cafe làng lụa Hội An…

Nhân viên nhà hàng đều mặc những bộ bà ba truyền thống. Không gian giống như buổi chợ quê dân dã, ấm cúng. 

>> Tìm hiểu thêm: Giới thiệu về khu du lịch Rừng Dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh Hội An

“Bỏ túi” một số kinh nghiệm tham quan làng lụa Hội An

Chuyến khám phá, tìm hiểu làng lụa sẽ càng thêm trọn vẹn nếu bạn lưu lại các kinh nghiệm bổ ích dưới đây khi tham gia tour Hội An

  • Bạn nên chọn thời điểm buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để ghé thăm làng lụa. Nếu có dùng buffet tại làng lụa nên đi từ buổi sáng để vừa có thời gian tham quan, vừa thưởng thức các món ăn truyền thống ở đây.
  • Nên lựa chọn trang phục phù hợp, lịch sự khi ghé đến làng lụa Hội An. Không gây ồn ào, cười nói lớn tiếng khi tham quan. 
  • Luôn giữ tấm vé tham quan trong suốt hành trình vì bạn có thể bị kiểm tra lại vào bất kỳ lúc nào trong khu vực của làng lụa.
Làng lụa Hội An

Tuân thủ các quy định khi ghé thăm làng lụa để có hành trình khám phá trọn vẹn

  • Nếu muốn lưu trú qua đêm, kết hợp tham quan các làng nghề truyền thống khác như làng gốm Hội An, bạn có thể nghỉ ngơi tại các khách sạn làng lụa Hội An như: Hoi An Silk Village Resort & Spa.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh khuôn viên làng lụa sạch sẽ. Không xả rác, khạc nhổ bừa bãi. 

Tham quan làng lụa Hội An age 300 năm, du khách đã được “sống lại” nghề lụa truyền thống mang dấu ấn Chăm Pa xưa. Tói nay, làng lụa vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát triển mạnh mẽ, ghi dấu ấn sản phẩm lụa Hội An ở thị trường trong và ngoài nước. Bạn hãy ghé thăm làng lụa và trải nghiệm những điều thú vị, tuyệt vời đậm nét văn hoá phố cổ này nhé. 

Hằng Min – daivietourist.vn