Đàn Nam Giao Huế – Khám phá di tích lịch sử nổi tiếng cố đô

Nằm trong cụm khu di tích cố đô, Đàn Nam Giao Huế trong quá khứ từng là địa điểm thực hiện các nghi lễ quan trọng của thời Nguyễn. Còn hiện tại, nơi đây đang lưu giữ những giá trị lịch sử – văn hóa đặc sắc lâu đời. Nếu du khách muốn hiểu rõ hơn về di tích này, hãy cùng theo chân daivietourist.vn nhé!

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao – di tích nổi tiếng của cố đô Huế.

Thuyết minh Đàn Nam Giao Huế và thông tin cần biết

Đến du lịch Huế, bên cạnh Đại Nội hay các lăng tẩm, chùa chiền thì Đàn Nam Giao cũng là nơi mà bạn nhất định đừng bỏ qua.

Nam Giao là gì, dùng để làm gì?

Nam Giao được gọi đầy đủ là Đàn Nam Giao là đàn tế được các vị vua triều Nguyễn chọn là nghi lễ tế trời vào mùa xuân hàng năm. Chỉ có nhà vua mới có quyền cử hành lễ tế.

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao là đàn tế được các vị vua triều Nguyễn.

Lễ tế Đàn Nam Giao Huế diễn ra một năm một lần và có thể kéo dài đến 3 ngày. Sau đó thì thì 3 năm tổ chức một lần. Đến đời vua Bảo Đại thì còn 1 ngày. Đây cũng là đàn tế duy nhất ở Huế còn tồn đến tận ngày nay nằm trong quần thể di tích cố đô Huế.

Đàn Nam Giao Huế ở đâu?

Đàn Nam Giao giờ đây đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Huế nổi tiếng. Tọa độ này nằm trong khu vực làng Dương Xuân, phường Trường An, thành phố Huế. Thuộc phía Nam Kinh thành.

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao nằm ở làng Dương Xuân, phường Trường An.

Vị trí cách Đại Nội khoảng 5km và cách cầu Tràng Tiền khoảng 6km. Đây là địa điểm yêu thích của nhiều du khách, nhất là những ai có đam mê với quá khứ cố đô.

>> Bài viết khác: Chợ Đông Ba Huế – Khám phá ẩm thực khu chợ truyền thống xưa

Giờ mở cửa và giá vé Đàn Nam Giao

Vì nằm trong cụm di tích cố đô nên Đàn Nam Giao Huế có quy định về giờ mở cửa và giá vé. Địa điểm này cho phép du khách tham quan vào khung giờ sau:

  • Buổi sáng: từ 7h30 – 12h
  • Buổi chiều: từ 13h30 – 17h
Đàn Nam Giao Huế

Địa điểm này mở cửa tới 17h và giá vé là 50.000vnđ.

Giá vé tham quan: 50.000vnđ/người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, trẻ dưới 12 tuổi được miễn phí. Bạn có thể mua vé tại cổng hoặc Trung tâm bảo tồn di tích.

Cách di chuyển đến Đàn Tế Nam Giao Huế

Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố không xa nên có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều hình thức.

Xe máy hoặc ô tô

Với những bạn thích tự do thì có thể sử dụng xe máy hoặc ô tô cho chủ động. Nếu không có sẵn xe, bạn có thể thuê xe máy Huế giá từ 100.000đ/ngày hoặc thuê xe ô tô tự lái Huế.

Cách di chuyển đến Đàn Nam Giao Huế

Nếu muốn chủ động bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân.

Xuất phát từ trung tâm, bạn đi theo đường Lê Duẩn – qua khỏi càu Bạch Hổ. Sau đó rẽ phải vào đường Bùi Thị Xuân – rẽ trái vào Điện Biên Phủ, đi thêm 2km nữa là tới Đàn Nam Giao Huế.

Xe bus hoặc taxi

Tại Huế, bạn cũng có thể bắt tuyến xe bus số 5 để đi Đàn Nam Giao nếu thong thả về thời gian và muốn tiết kiệm. Chuyến xe này còn đưa bạn đi qua nhiều địa điểm như trường Quốc Học, chùa Báo Quốc,…

Cách di chuyển đến Đàn Nam Giao Huế

Đi Đàn Nam Giao Huế, sử dụng xe bus hay taxi đều có thể.

Nếu đi theo nhóm đông thì taxi cũng là lựa chọn hay. Dịch vụ taxi ở Huế rất phát triển nên không khó bắt, có thể tham khảo taxi Hương Giang, Đông Ba, Hoàng Anh, Gill Huế,… giá dao động từ 80.000 – 100.000đ.

Khám phá Đàn Nam Giao Huế thời điểm nào phù hợp?

Như đã nói, địa điểm này mở cửa đến 17h. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Huế thì để ngắm nhìn khung cảnh được đẹp và thời tiết mát mẻ thì bạn có thể đến đây vào sáng sớm hoặc sau giờ chiều.

Đàn Nam Giao Huế

Bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp để tham quan địa điểm này.

Ngoài ra cũng nên cân nhắc thời điểm trong năm. Thời gian lý tưởng nhất để ghé Đàn Nam Giao Huế là các tháng đầu năm. Lúc này trời dịu mát, chưa nắng gắt.

Hoặc nếu không thì tháng 3 – tháng 8. Đây là mùa hè, tuy có nắng nóng nhưng ở Nam Giao có nhiều cây xanh rợp bóng nên không thấy oi bức đâu.

Tìm hiểu về lịch sử Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao Thành là kết quả của quá trình xây dựng và bảo tồn kéo dài hàng ngàn thế kỷ. Trải qua bao tăng trầm, đàn đã được phục dựng nhưng vẫn mang đậm dấu ấn lịch sử.

Đàn Nam Giao Huế từ 1806 – 1945

Năm 1801, quân Gia Long đánh bại quân Tây Sơn và chính thức lên ngôi vua. Sau đó quyết định xây dựng Đàn tế Trời Đất để cùng với lễ tế Giao để chứng minh sự tồn tại của một triều đại mới. 

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1806.

  • Năm 1803, vua Giao Long cho xây dựng đàn tế Trời Đất ở làng An Ninh ở phía Tây Kinh thành.
  • Năm 1806, đàn tế mới được khởi công tại xã Dương Xuân (phía Nam kinh thành, tới năm 1807 thì hoàn thành.
  • Từ năm 1807 – 1885, lễ tế Giao được tổ chức đều đặn tại Đàn Nam Giao Huế ở xã Dương Xuân. Thời kỳ này, nhiều nhà vua tổ chức lễ tế tại đây dưới sự chỉ trì của vua hoặc người giao tế thay.
  • Từ năm 1886 – 1890, giai đoạn này lễ tế trời không còn được vua Nguyễn tổ chức.
  • Từ 1891 – 1945, lễ tế diễn ra 3 năm 1 lần thay vì 1 năm 1 lần như trước. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn là ngày 23/3/1945.

>> Bài viết khác: Làng hương Thuỷ Xuân Huế – Điểm check in nổi bật của cố đô

Đàn Nam Giao Huế từ 1945 – 1993

Giai đoạn này, Đàn Nam Giao trải qua quá trình bị tàn phá và phục dựng. Đồng thời cũng xây dựng thêm một số công trình phụ.

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình phụ.

  • Tháng 8/1945, công trình bị tàn phá.
  • Năm 1977, đã xây dựng một đài tưởng niệm trên nền Viên đàn cũ để tưởng niệm liệt sĩ.
  • Năm 1992, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tôn tạo và trùng tu Đàn Nam Giao Huế.
  • Năm 1993, Đàn Nam Giao được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
  • Năm 1997, công trình này tiếp tục được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lễ tế Đàn Nam Giao Huế: Nguồn gốc và nghi thức

Nếu có dịp, bạn có thể sắp xếp đến tham dự lễ tế Đàn Nam Giao để trải nghiệm một phần quý báu của văn hóa cung đình và các giá trị lịch sử, tâm linh đặc sắc.

Nguồn gốc của lễ tế trời Đàn Nam Giao

Sở dĩ có lễ tế trời dưới triều đại nhà Nguyễn là vì thời đó nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều của hệ tư tưởng Nho giáo. Trong đó, vua được xem là Thiên tử – người theo mệnh lệnh của trời để cai quản dân chúng.

Đàn Nam Giao Huế

Lễ tế trời Đàn Nam Giao được tổ chức dưới thời nhà Nguyễn.

Vì thế, lễ tế trời tại Đàn Nam Giao Huế luôn được các vị vua dưới triều đại phong kiến coi trọng. Tuy nhiên, chỉ dưới thời nhà Nguyễn thì lễ tế này mới chính thức trở thành nghi lễ quan trọng hàng đầu.

Từ khi Đàn được xây dựng, các vua đều tổ chức lễ tế trời ở đây vào mùa xuân. Kể từ buổi lễ đầu tiên cho đến buổi lễ cuối cùng.

Chuẩn bị cho lễ tế trời ở Đàn Nam Giao 

Sau dịp Tết Nguyên đán, Khâm Thiên Giám sẽ chọn ra một ngày tốt rồi trình lên vua phê chuẩn. Khi thống nhất, cả triều sẽ chuẩn bị những công việc để tổ chức lễ tế. 

Đàn Nam Giao Huế

Trước ngày diễn ra lễ tế, mọi thứ điều chuẩn bị chu đáo.

Trước ngày diễn ra lễ tế một ngày, Câm binh sẽ mang cờ xì, giáo mác, dàn bọc quanh đàn và các khu vực xung quanh. Linh của các bộ Binh sẽ xếp hàng dọc hai bên đường xa giá mà nhà vua đi qua, kéo dài từ Đại Nội đến tận Đàn Nam Giao Huế.

Thái giám bưng Đồng nhân trong phòng Trai trong cung điện Cần Chánh giao cho Thái Thường tự và đặt tại Đàn Nam Giao. Vua sẽ lên đường đến Đàn Nam Giao với 3 đạo: Tiền – Trung – Hậu.

Đàn Nam Giao Huế

Các đồ vật thờ cúng được bày biện theo quy định của cung đình.

Lễ vật chuẩn bị có hàng trăm loại trái cây, hương hoa, bánh trái, trầm trà, đèn sáp và cả bò, lợn, dê. Các án thờ bằng gỗ, đồng, vàng,… được bày biển theo quy định của triều đình. Sau đó sẽ có một buổi tập diễn trước (trừ nhà vua).

Ngày diễn ra lễ tế Đàn Nam Giao Huế

Đúng giờ lành, tất cả những thứ đã chuẩn bị sẽ được sắp xếp trang trọng, đầy đủ vào những vị trí đã định trước. Các quan Phân hiến, Bồi tế và Chấp sự cũng sẽ có mặt ở vị trí của mình. Quản cai và binh lính dàn hàng hai bên.

Đàn Nam Giao Huế

Nghi lễ diễn ra trong không khí sôi động, nghiêm trang.

Vào ngày lễ, vua và các đại thần sẽ mặc trang phục cổn miện. Lễ tế trời kéo dài tầm 1 tiếng với nhiều nghi lễ cầu kỳ, nghiêm túc. Sau khi hoàn tất, vua và tùy tùng sẽ lên kiệu rời Đàn Nam Giao Huế về lại cung.

Đàn Nam Giao Huế

Nhà vua đi kiệu trở về hoàng cung.

Về đến cung, nhà và chiêng trống sẽ tấu lên để bảo hiệu với dân chúng là lễ tế trời đã thành công tốt đẹp.

Kiến trúc Đàn Nam Giao Huế có gì đặc biệt?

Mặc dù không quá rộng lớn hay cầu kỳ như Đại Nội hay các lăng tẩm nhưng kiến trúc Đàn Nam Giao cũng có điểm nhấn riêng của mình.

Địa thế và tổng quan kiến trúc của Đàn Nam Giao

Di tích Đàn Nam Giao Huế được xây dựng trên diện tích hơn 10ha, gồm Giao Đàn và rất nhiều công trình phụ.

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao nhìn tổng thể từ trên cao.

Bốn mặt của công trình đều được thiết kế thành 4 cửa hướng về phía Nam. Ở mỗi cửa đều có một bình phong bằng đá rộng 12,5m, cao 3,2m và dày tầm 0,8m. Xung quanh là cánh  rừng thông xanh mát – Loài cây biểu tượng cho người quân tử hào hiệp và dũng cảm.

Giao Đàn – Khu vực diễn ra các nghi lễ chính

Giao Đàn là công trình chính và quan trọng nhất ở Đàn Nam Giao Huế. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của lễ tế trời.

Khuôn viên Giao Đàn giống như một khuôn viên hình chữ nhật dài 390m và rộng 265m, gồm có 3 tầng với ý nghĩa là: Thiên – Địa – Nhân tượng trưng cho trời tròn, đất vuông. Cụ thể:

Đàn Nam Giao Huế

Giao Đàn là công trình chính của Đàn Nam Giao.

  • Tầng 1 (Đàn Thượng): Có hình tròn nên gọi là Viên Đàn, lan can quanh đàn có màu xanh tượn trưng cho trời (Thiên).
  • Tầng 2 (Đàn Trung): Có hình vuông nên gọi là Phương Đàn. Vòng lan can quanh Đàn Nam Giao Huế có màu vang tượng trưng cho đất (Địa).
  • Tầng dưới cùng (Đàn Hạ): Tầng này cũng có hình vuông nhưng lan can có màu đỏ, tượng trưng cho người (Nhân).

Các công trình phụ trong quần thể Đàn Nam Giao 

Nằm trong quần thể Đàn Nam Giao Huế còn có nhiều công trình phụ như Trai Cung với chính điện, hữu túc, phòng thượng trà, nhà tả túc,… Bao quanh Trai Cung là tường gạch dài 85m, rộng 65m có thế tọa Bắc hướng Nam. Bên cạnh đó, còn có:

Đàn Nam Giao Huế

Quần thể này có rất nhiều công trình phụ đáng khám phá.

  • Tế sinh sở: Nơi giết mổ những con vật để cúng tế trong buổi lễ.
  • Thần khố: Là nhà kho để các đồ tế khí.
  • Thần trù: Là nhà bếp để chuẩn bị đồ dùng cho buổi tế lễ.

>> Click đọc ngay: Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng trọn gói

Một số lưu ý khi khám phá Đàn Nam Giao Huế

Là một di tích lịch sử quan trọng của cố đôm, vì vậy khi tới đây tham quan bạn cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn dưới đây để có trải nghiệm trọn vẹn:

  • Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn hãy hỏi nhân viên bảo vệ chỗ gửi xe đúng nơi quy định.
  • Để vào Đàn Nam Giao bạn phải mua vé. Bạn nhớ cầm vé trên tay để nhận viên kiểm soát trước khi qua cổng.
  • Mặc trang phục lịch sự, không mặc đồ quá nắng và hở hang. Giữ yên tĩnh và hạn chế quay phim, chụp ảnh bên trong điện.
Đàn Nam Giao Huế

Tuân thủ các quy định khi tham quan di tích lịch sử này.

  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác tùy tiện trong khuôn viên Đàn Nam Giao Huế. Tuân thủ các quy định về ăn ninh trật tự và phòng chống cháy nổ.
  • Ở đây cấm không cho hút thuốc trong điện, rừng thông,… để hạn chế tình trạng cháy nổ.
  • Không tự ý ngồi, nằm, sờ, thay đổi vị trí các hiện vật hay viết/vẽ bật lên các công trình bên trong Đàn Nam Giao.
  • Nếu còn thời gian, bạn có thể kết hợp khám phá các di tích lịch sử nằm gần đàn như: Điện Hòn Chén, cung An Định, Điện Hòn Chén,…

Đàn Nam Giao Huế không chỉ mang vẻ đẹp của kiểu kiến trúc phong kiến mà còn chứa đựng những câu chuyện từ thuở cha ông. Đồng thời là chốn để tĩnh tâm, chiêm ngưỡng về văn hóa, lịch sử. Nếu bạn yêu thích văn hóa, lịch sử cố đô chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua địa điểm này rồi đúng không? Vậy nên hãy ghé khi có dịp nhé!

Tuyết Nhi – Daivietourist.vn