Chùa Từ Đàm Huế – Ngôi cổ tự có niên đại hơn 300 năm
Với niên đại hơn 300 năm, chùa Từ Đàm Huế trở thành một trong những ngôi chùa linh thiêng và cổ kính bậc nhất cố đô. Đến đây bạn sẽ được đắm chìm trong không gian linh thiêng, thanh bình và tận hưởng những phút giây thư giãn. Nếu là một tín đồ du lịch tâm linh, bạn hãy cùng daivietourist.vn khám phá nào!

Huế nổi tiếng với nhiều ngôi chùa linh thiêng, và Từ Đàm là 1 trong số đó.
Đôi nét về chùa Từ Đàm Huế – Ngô cổ tự nổi tiếng
Huế là một vùng đất của Phật giáo, vì thế không khó hiểu khi nơi đây có rất nhiều ngôi chùa. Và chùa Từ Đàm là một trong số ngôi cổ tự nổi tiếng, đáng khám phá nhất.
Địa chỉ chùa Từ Đàm Huế
Chùa Từ Đàm được xây dựng trên một ngọn đồi thấp, bao quanh là núi Kim Phụng, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Tây.

Ngồi chùa này nằm trên địa phận phường Trường An.
Cùng với những ngôi chùa khác, chùa Từ Đàm Huế có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng Phật giáo của người dân cố đô.
- Địa chỉ: 1 Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế
Trụ trì chùa Từ Đàm Huế
Kể từ khi thành lập cho đến nay, chùa Từ Đàm Huế đã có nhiều trụ trì. Ban đầu là Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung. Sau khi Sư viên tich thì Thiền sư Thiệt Vinh – Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa.

Ngôi chùa này từng có nhiều trụ trì.
Có một khoảng thời gian, chùa do hòa thượng Thích Trí Quang và giữ chức cho đến cuối năm 2010 (viên tịch).
>> Tham khảo: Chùa Diệu Đế Huế – Khám phá ngôi Quốc tự linh thiêng, cổ xưa
Lịch sử xây dựng và ý nghĩa chùa Từ Đàm Huế
Tính đến nay, chùa Từ Đàm đã có niên đại hơn 300 năm. Như vậy cũng đủ thấy sự cổ kính và linh thiêng của nơi này không thua kém gì chùa Thiên Mụ.
Lịch sử hình thành chùa Từ Đàm Huế
Vào cuối thế kỷ 17 (khoảng năm 1693), chùa được khởi công xây dựng dưới sự giám sát của Hòa thượng Minh Hoằng Từ Dung và vị Thiền sư Trung Hoa và lấy tên là Ất Tôn.
Đến năm 1703, chùa được trùng tu và sửa chữa. Thời điểm này, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng đã phong sắc chùa là Sắc Tứ Ấn Tôn Tự.

Chùa Từ Đàm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17.
Năm 1841 (dưới thời vua Thiệu Trị), ngôi cổ tự này đổi tên và tên gọi chùa Từ Đàm Huế vẫn được sử dụng cho đến tận bây giờ.
Trong những năm Cách Mạng Tháng 8, chùa Từ Đàm diễn ra rất nhiều các hoạt động Phật giáo sôi nổi. Nơi đặt nền móng sơ khai cho sự kiện thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ý nghĩa tên gọi chùa Từ Đàm
Ban đầu, chùa chưa có tên là chùa Từ Đàm Huế mà Hòa thượng Minh Hoằng đặt tên là Ấn Tôn với ý nghĩa lấy sự truyền tâm làm tôn chỉ. Tới thời vua Thiệu Trị thì chính thức đổi thành Từ Đàm.

Cái tên mang ý nghĩa rất lớn trong Phật giáo.
Cái tên “Từ Đàm” mang một ý nghĩa tốt đẹp là mây lành. Sâu xa hơn thì có nghĩa là Đức Phật giống như áng mây che chở cho thế gian. Mang đến phước lành, khai sáng trí tuệ và tâm hồn cho thế gian – điều mà nhà Phật luôn hướng đến.
Những đóng góp của chùa Từ Đàm cho đất nước
Đầu thế kỷ 20, chùa Từ Đàm Huế được chọn làm trung tâm Phật giáo của cả nước. Nơi đây từng ghi dấu những sự kiện của Phật giáo Việt Nam:

Chùa Từ Đàm từng được chọn làm trung tâm Phật giáo của cả nước.
- Từ năm 1930 – 1945: Chấn hưng Phật giáo.
- Năm 1951: Thống nhất Phật giáo 3 miền Trung – Bắc – Nam.
- Năm 1963: Chùa góp phần chống kỳ thị Phật giáo (thời chính quyền Ngô Đình Diệm).
- Năm 1981: Chùa Từ Đàm là một trong 3 trung tâm vận động Phật giáo Việt Nam.
Di chuyển đến chùa Từ Đàm Huế bằng cách nào?
Nằm cách trung tâm thành phố không xa, vì thế bạn có thể sử dụng mọi loại phương tiện để di chuyển tới chùa.
Taxi, xe công nghệ
Nếu đi theo nhóm hay gia đình nhưng chưa có kinh nghiệm du lịch Huế, taxi và xe công nghệ là những phương án tiện nhất.

Đi chùa Từ Đàm bằng taxi.
Các hãng taxi hoạt động phổ biến tại Huế nên không khó đặt như: taxi Xanh, taxi Đông Ba, Gili Huế, Hoàng Anh,… Còn xe công nghệ bạn có thể đặt trên app với lựa chọn xe máy hoặc ô tô.
Bắt xe bus đi chùa Từ Đàm
Xe bus cũng là phương tiện có thể cân nhắc để di chuyển tới chùa Từ Đàm Huế. Đặc biệt nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và thong thả về thời gian. Để đi xe bus, hãy bắt tuyến xe số 05 và xuống ở điểm gần chùa nhé.

Bắt tuyến xe bus số 05 để tới chùa.
Phương tiện cá nhân
Phương tiện cá nhân có thể là ô tô hoặc xe máy. Với những bạn di chuyển bằng hình thức này thì tham khảo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Từ trung tâm thành phố đi theo đường Hà Nội – rẽ phải qua Lê Lợi – Điện Biên Phủ. Sau đó rẽ trái vào Sư Liễu Quán và đi thêm tầm 500m nữa là tới chùa Từ Đàm Huế.

Tham khảo đường đi nếu tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
- Cách 2: Từ trung tâm, bạn đi dọc theo đường Ngô Quyền – Phan Bội Châu rồi rẽ phải vào Sư Liễu Quán để tới địa chỉ chùa.
Thời điểm tham quan chùa Từ Đàm Huế lý tưởng nhất
Chùa Từ Đàm Thừa Thiên Huế mở cửa vào tất cả các ngày, từ 6h00 – 21h00 và không thu vé tham quan. Do đó, bạn có thể đến đây bất cứ lúc nào trong khung giờ này.
Còn về thời điểm trong năm, để tránh những cơn mưa dai dẳng hay những trời rét lạnh,. Daivietourist.vn khuyên bạn nên dành thời gian vào mùa khô để viếng thăm chùa Từ Đàm Huế.

Địa điểm này cho phép du khách tham quan quanh năm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 3 – tháng 8, trời nắng, khô ráo nên thuận tiện di chuyển, ngắm cảnh. Hoặc bạn có thể chọn thời điểm đầu năm hoặc các ngày lễ Phật giáo, rằm, mùng 1 chẳng hạn.
Khám phá các khu vực nổi bật ở chùa Từ Đàm Huế
Có dịp đến Huế, bạn hãy ghé chùa Từ Đàm để chiêm bái, cầu nguyện và tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là lối đi đầu tiên vào chùa Từ Đàm Huế. Cánh cổng cao và rộng, được thiết kế gồm 3 lối đi riêng biệt, mang đặc trưng như nhiều ngôi chùa khác trên dải đất hình chữ S.

Cánh cổng Tam Quan của chùa Từ Đàm.
Ở cửa giữa lớn nhất có khắc tên chùa (ghép bằng các mảnh sứ). Trụ cổng làm bằng đá vững chãi. Phía trên có lợp mái.
>> Bài viết khác: Khám phá chùa Thiền Lâm Huế – Ngôi chùa đậm nét Thái Lan
Khuôn viên chùa Từ Đàm Huế
Bước qua cánh cổng là một khuôn viên trang nghiêm và thanh tịnh. Ngay bên phải là cây bồ đề cổ thụ tán rộng được bà Karpeles – Hội trưởng Hội Phật học trồng từ năm 1936. Tương truyền, cây bồ đề này được chiết từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo tại Ấn Độ.

Khuôn viên xanh mát.
Ngoài cây bồ đề thì quanh khuôn viên trồng rất nhiều cây xanh khác, giúp không gian luôn rợp bóng mát. Sân được lát bằng đá gạch sạch sẽ. Sau khi dạo chơi, bạn có thể chọn một góc để ngồi thư giãn.
Khu chính điện và nhà Tổ
Sau khoảng sân là khu chính điện và nhà Tổ của chùa Từ Đàm Huế. Khu vực này được bài trí đơn giản nhưng uy nghiêm. Bên trong chính điện đặt pho tượng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ngự trên đài sen, tay bắt ấn.

Khu chính điện có pho tượng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni.
Hai bên là bức tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù. Còn bên phải của chính điện là nhà khách và phòng tăng ni. Đặc biệt, khu vườn nhỏ trước phòng khách có bức tượng nhỏ của cư sĩ Tâm Minh.
Đi vòng ra sau lưng chính điện là khu nhà Tổ. Khu vực này cũng thể hiện rõ được sự trang nghiêm.
Khu tiền đường
Đến chùa Từ Đàm Huế, bạn nhớ phải ghé khu tiền đường. Phần tiền đường được xây dựng trên nền cao tầm 1,5km và lát bằng đá hoa cương.

Khu tiền đường của ngôi chùa.
Công trình mang phong cách kiến trúc cổ lầu, mái chùa gây ấn tượng với những cặp rồng uốn lượn nằm đối xứng nhau. Phía dưới là tượng Đức phật ngự trên bệ đá cao. Các trụ chạm khắc những câu đối tinh xảo. Hai bên khu tiền đường còn có hai lầu chuông.
Tháp Ấn Tôn
Nổi bật trong khuôn viên chùa Từ Đàm Huế tòa tháp Ấn Tôn. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2008 và kéo dài đến 2 năm sau thì hoàn thành.
Tháp Ấn Tôn gồm có 7 tầng, cao 27m, được mô phỏng theo hình dáng ngọn tháp bát giác, bên dưới to và càng lên cao càng nhỏ lại. Ở mỗi tầng tháp có thờ một bức tượng Phật đúc bằng đồng.

Tòa tháp nổi bật trong khuôn viên chùa.
Bạn có thể chụp một bức hình lưu niệm với tòa tháp này hoặc đi lên các tầng khám phá chi tiết. Ở vị trí cao nhất có thể bao quát được toàn cảnh ngôi chùa.
Phòng lưu niệm
Chùa Từ Đàm Huế có xây dựng phòng lưu niệm giống như một nhà bảo tàng Phật giáo. Đây là nơi trưng bày nhiều kỷ vật liên quan đến ngôi chùa từ thời điểm hình thành cho đến hiện tại.

Tìm hiểu về ngôi chùa thông qua phòng lưu niệm.
Nếu muốn hiểu hơn về lịch sử, giá trị của ngôi chùa này, bạn hãy đến đây tham quan và tìm hiểu. Chắc chắn sẽ có nhiều thông tin chờ bạn khám phá.
>> Có thể bạn quan tâm: Tour Huế từ Đà Nẵng 1 ngày
Viếng thăm chùa Từ Đàm Huế và một số lưu ý cần biết
Mặc dù Huế có rất nhiều ngôi chùa nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua chùa Từ Đàm. Tuy nhiên, để có chuyến tham quan thú vị, bạn hãy lưu ý thêm một số điều dưới đây:
- Đây là địa đểm linh thiêng, do đó nhớ chú ý vấn đề ăn mặc. Nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Nếu mặc váy thì nên mặc đồ quá gối và không mặc áo sát nách.
- Chùa Từ Đàm Huế là nơi tu tập của các sư thầy và tín đồ Phật Tử, hãy đi lại nhẹ nhàng, nói thật khẽ để hạn chế làm phiền họ nhé.
- Để vào bên trong chính điện thắp hương, nguyện cầu, bạn hãy bỏ dép ngay ngắn ở ngoài.

Ăn mặc lịch sự khi tham quan chùa Từ Đàm.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi để đảm bảo mỹ quan của ngôi chùa.
- Tới chùa Từ Đàm Huế bạn có thể thành tâm cầu sức khỏe và bình an cho bản thân và gia đình trước bàn thờ Phật.
- Nếu muốn, bạn có thể check in quanh khuôn viên chùa nhé.
- Nên mang theo một chai nước hoặc một chiếc bánh ngọt để “lót dạ” khi tham quan chùa mà chưa tới giờ ăn.
Chùa Từ Đàm Huế không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng mà đây được xem là một trong những biểu tượng tâm linh của cố đô. Nếu bạn có niềm đam mê về lịch sử, kiến trúc cổ và tâm linh, hãy dành thời gian ghé tham chùa khi có dịp nhé!
Tuyết Nhi – Daivietourist.vn