Chùa Diệu Đế Huế – Khám phá ngôi Quốc tự linh thiêng, cổ xưa

Chùa Diệu Đế Huế là một trong những ngôi chùa có vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Huế. Đây cũng là 1 trong 3 ngôi Quốc tự còn tồn tại ở Huế cho đến ngày nay. Để có thể hiểu hơn về lịch sử cũng như kiến trúc của chùa thì mời bạn đọc ngay bài viết sau đây cùng daivietourist.vn nhé.

Chùa Diệu Đế Huế

Chùa Diệu Đế, Quốc tự linh thiêng của đất cố đô

Đôi nét sơ lược về chùa Diệu Đế Huế

Sở hữu nét kiến trúc cổ kính nhưng không kém phần lãng mạn, uy nghiêm, chùa Diệu Đế là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Vậy ngôi chùa này ở đâu, hình thành từ bao giờ?

Chùa Diệu Đế ở đâu?

Chùa Diệu Đế Huế tọa lạc ngay bên cạnh dòng sông Hộ Thành (hay sông Gia Hội). Địa chỉ chính xác của chùa là 100B Bạch Đằng, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.

Chùa Diệu Đế Huế

Chùa Diệu Đế tọa lạc ngay bên cạnh dòng sông Hộ Thành

Chùa nằm bên sông nên có cảnh quan tươi mát, thoáng đãng. Đây là một trong những ngôi chùa Huế linh thiêng, nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào cũng không nên bỏ lỡ khi tới Huế.

Lịch sử của chùa Diệu Đế Huế

Chùa Diệu Đế trước đây nhà nhà cũ của Phúc Quốc Công, ông ngoại vua Thiệu Trị. Lịch sử ngôi chùa đã trải qua nhiều rất nhiều thăng trầm:

  • Năm 1844: Sau lời đề xuất của thống quản thị vệ Vũ Văn Giai, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế. Vua huy động 600 binh lính để thi công và lấy sông đào Đông Ba làm minh đường.
  • Thág 5/1885, quân Pháp tấn công và chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng của triều đình. Chùa Diệu Đế Huế trở thành nơi trú ẩn cho phủ đường Thừa Thiên.
Chùa Diệu Đế Huế

Chùa Diệu Đế đã trải qua một chặng đường lịch sử thăng trầm

  • Năm 1887: Kiến trúc chùa chỉ còn lại các phần như điện Đại Giác, Đạo Nguyên Các, tam quan, cổ lâu, chung lâu. Về sau chỉ còn lại chung lâu và cổ lâu
  • Năm 1953: trụ trì chùa Diệu Đế Huế là Hòa thượng Diệu Hoằng đã trùng tu lại chùa nhờ sự giúp sức của bà Từ Cung và các Phật tử.
  • Năm 2018: Nhà chùa đã quyết định giữ lại kiến trúc chùa và dịch chuyển chánh điện chùa. Sau 12 ngày, chánh điện Đại Hùng rộng 350m2 đã chuyển lùi phía sau 19m. 

>> Có thểm bạn quan tâm: Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng giá rẻ

Nét nổi bật của chùa Diệu Đế Huế

Chùa Diệu Đế là một trong nhiều ngôi chùa của thời nhà Nguyễn vẫn còn sót lại và làm danh lam tiêu biểu của cố đô Huế. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội rước Phật, tắm Phật diễn ra vào lễ Phật Đản hàng năm.

Từ khi ra đời đến năm 1945, chùa Diệu Đế Huế được xếp vào danh sách Quốc tự, đứng ngang với chùa Thánh Duyên, chùa Thiên Mụ, chùa Giác Hoàng ở Huế. 

Chùa Diệu Đế Huế

Chùa Diệu Đế là một trong nhiều ngôi chùa của thời nhà Nguyễn còn sót lại

Chùa cũng có nhiều yếu tố gắn liền với vua Thiệu Trị, mang dấu ấn cung đình nhà Nguyễn. Trải qua nhiều thăng trầm, tới nay chùa vẫn giữ được nhiều bảo pháp quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

>> Tham khảo: Lăng Thiệu Trị Huế – Lăng mộ vua tài hoa bậc nhất nhà Nguyễn

Nên tham quan chùa Diệu Đế Huế vào thời gian nào?

Thời tiết ở Huế khá tốt, do đó bạn có thể đến tham quan chùa Diệu Đế bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Huế, thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 8.

 Chùa Diệu Đế Huế

Nên tham quan chùa Diệu Đế vào mùa xuân hoặc mùa hè

Từ tháng 2 đến tháng 4, tiết trời đang là mùa xuân, rất mát mẻ, có mưa nhưng không nhiều nên thích hợp để bạn dạo chơi, check in chùa Diệu Đế Huế.

Từ tháng 6 đến tháng 8, tiết trời chuyển sang mùa hè, khá nắng và nóng. Nếu đi thời gian này bạn nên đi vào sáng sớm để mát mẻ hơn, mùa hè check in ở chùa khá đẹp đấy.

Hướng dẫn đường đi chi tiết đến chùa Diệu Đế Huế 

Chùa Diệu Đế nằm ngay trung tâm thành phố, vì thế bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được đường đi đến đây. Đồng thời có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để đi lại.

Đường đi đến chùa Diệu Đế Huế

Tuỳ thuộc vào điểm xuất phát mà bạn có thể đi bằng nhiều cung đường khác nhau. Dưới đây, daivietourist.vn sẽ hướng dẫn bạn đi theo 2 cách sau:

  • Cung đường 1: Từ thành phố qua cầu Phú Xuân rồi sang đường Trần Hưng Đạo. Sau đó rẽ vào Bạch Đằng đi thêm 1 đoạn ngắn sẽ thấy chùa.
Đường đi đến Chùa Diệu Đế Huế

Đường đi từ Đại Nội đến chùa Diệu Đế

  • Cung đường 2: Từ Đại Nội đi qua đường Lê Duẩn, chạy thẳng sẽ gặp Trần hưng Đạo. Sau đó rẽ sang Bạch Đằng, đi thêm đoạn ngắn sẽ thấy chùa Diệu Đế Huế nằm bên tay phải. 

Phương tiện đi chùa Diệu Đế

Các cung đường đến chùa Diệu Đế khá là thông thoáng, bạn có thể lựa chọn các phương tiện sau:

  • Xe máy: Là phương tiện di chuyển dành cho tín đồ thích “phượt” với giá thuê từ 100.000đ – 150.000đ/ngày.
  • Xe ô tô/taxi: Là phương tiện với chỗ ngồi thoải mái, tránh mưa gió khói bụi. Nếu đi đông người, bạn có thể share tiền thuê xe cho tiết kiệm.
  • Xe xích lô/xe đạp: Là phương tiện “xanh” nên phù hợp cho ai muốn rèn luyện cơ thể, bảo vệ môi trường.
Phương tiện đi Chùa Diệu Đế Huế

Xe máy là phương tiện linh hoạt để du lịch Huế

Kiến trúc chùa Diệu Đế Huế có gì đặc sắc?

Chùa Diệu Đế từ khi xây dựng đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều pháp bảo quan trọng với nhiều công trình kiến trúc đặc trưng, nổi bật.

Kiến trúc tổng quan của chùa

Diệu Đế Quốc tự, một ngôi chùa sở hữu kiến trúc độc đáo với diện tích khoảng 2.500m2. Chùa có la thành bao bọc xung quanh và hơn 10 công trình kiến trúc đặc sắc ở bên trong.

Chùa có 4 lầu gồm 2 lầu chuông, 1 lầu trống và 1 lầu bia. Từ cổng tam quan đi vào bạn sẽ thấy bi đình, chung đình ở 2 bên sân.

Kiến trúc Chùa Diệu Đế Huế

Không gian chính điện chùa uy nghiêm

Phía trước là Đạo Nguyên các thiết kế 2 tầng 3 gian, phía sau Đạo Nguyên là 2 lầu chuông trống, hai bên là phòng Trí Tuệ và nhà Cát Tường.

Chính điện là chùa Đại Giác, tả hữu là Thiền Đường. Hệ thống La thành được xây kiên cố, có Phượng Môn 3 cửa 2 phía trước, 2 bên có cổng nhỏ và bên ngoài bờ sông là bến thuyền.

Kiến trúc chùa Diệu Đế Huế có sự khác biệt với nhiều ngôi chùa khác. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay chùa có nhiều thay đổi so với ban đầu.

Điện Đại Giác đã được thay đổi, bên phải là cổ lâu, bên trái là chung lâu. Sân ngoài là nhà chuông, nhà bia, lầu hộ pháp…

Chuông chùa Diệu Đế

Bên trong chùa Diệu Đế Huế có 2 quả chuông lớn gọi là đại hồng chung, là pháp khí nổi bật của chùa. Một quả ở Chung đình và 1 quả đặt ở lầu chuông.

Kiến trúc Chùa Diệu Đế Huế

Chuông đại hồng chung ở chùa Diệu Đế

Theo sử sách ghi lại, việc làm ra quả chuông thứ 1 do vua Thiệu Trị chủ trì. Việc đúc chuông kéo dài trong vòng 2 tháng và sau khi xong có thiết đại trài đàn 7 ngày đêm để cầu siêu chẩn tế.

Quả chuông thứ 2 được đúc vào năm 1864. Quả chuông thứ 2 của chùa Diệu Đế Huế được dùng đánh vào các buổi sáng hay các lễ Phật giáo lớn.

Văn bia ở Bi Đình

Đặt chân đến Bi Đình, bạn sẽ được nhìn thấy tấm bia đá đặt ở đây. Theo sử sách ghi lại, văn bia chùa Diệu Đế Huế được xây dựng vào năm 1846.

Kiến trúc Chùa Diệu Đế Huế

Tấm văn bia đặt ở Bi Đình của chùa

Tấm bia đá cao khoảng 1,9 mét, rộng 1,07 mét, khắc các nội dung xoay quanh lịch sử hình thành nên chùa, làm tượng. Ngoài ra, còn khắc 7 bài thơ do vua Thiệu Trị sáng tác.

Bức tranh Long Vân Khế Hội

Đây là bức tranh vẽ 5 con rồng ẩn hiện trong mây trên tầng điện Đại Giác và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn của điện. Bức tranh này được trung tâm sách kỷ lục Việt ghi nhận là “Bức tranh vẽ ở trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam”.

Tranh Long Vân Khế Hội dài khoảng 10 mét, rộng khoảng 11 mét, được vẽ bằng chất liệu sơn gốc nước. Loại sơn có độ kết dính cao, độ bền tốt và chịu được các điều kiện thời tiết ẩm mốc, khắc nghiệt.

Bức tranh ở chùa Diệu Đế Huế tái hiện hình rồng có nhiều đường cong uốn lượn. Đầu rồng to tròn, mắt to, miệng lớn, mũi nở, răng cửa nhọn, cơ bắp linh hoạt, phần vảy có nhiều màu, đuôi có tua lượn sóng.

Kiến trúc Chùa Diệu Đế Huế

Bức tranh Long Vân Khế Hội đặc sắc, rõ nét

Các tầng mây được xếp theo mảng màu đậm nhạt, hoạ tiết, màu sắc hài hoà, làm nổi bật hình tượng con rồng. Bức tranh có 9 con rồng, số 9 mang ý nghĩa là trường tồn, tượng trưng cho sự sinh sôi, hưng thịnh.

Theo Phật giáo, số 9 còn được xem là “con số nhà Phật”, thể hiện những quả ngọt sau thăng trầm. Đặc biệt, bức tranh còn có rồng năm móng thể hiện cho hoàng đế, 4 móng thể hiện cho hoàng tộc và 3 móng chỉ các quan viên cao cấp.

>> Tìm hiểu thêm: Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế –  Vẻ đẹp giữa lòng hồ Truồi

Một số trải nghiệm đáng giá khi ghé thăm chùa Diệu Đế Huế

Tham quan chùa Diệu Đế thành phố Huế, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc độc đáo, nơi này còn rất nhiều trải nghiệm quý giá không nên bỏ lỡ như:

Chiêm ngưỡng cảnh sắc chùa

Chùa Diệu Đế Huế có khoảng sân rất rộng rãi, quanh năm rợp bóng cây. Tới đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí thanh tịnh, mát mẻ, trong lành khác hẳn với bên ngoài.

Trải nghiệm chùa Diệu Đế Huế

Không gian thanh tinh, xanh mát tại chùa Diệu Đế

Với kiến trúc đậm nét vương giả, ghé thăm chùa bạn sẽ cảm thấy như lạc vào thiên đàng trên cõi trần vương giả. Tiếng chuông chùa vang xa như đưa du khách tìm về chút yên bình tránh xa mọi thị phi, muộn phiền.

Chiêm bái, cầu bình an

Chùa Diệu Đế ở Huế là địa điểm tâm linh nổi tiếng, thu hút rất đông các Phật tử, du khách tìm đến chiêm bái. Bạn có thể tới chính điện, dâng lễ vật và cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Trải nghiệm chùa Diệu Đế Huế

Du khách đến chiêm bái, cầu an tại chùa

Vào các dịp lễ Phật lớn, chùa Diệu Đế Huế cũng có nhiều hoạt động nổi bật, là chốn hành hương của nhiều Phật tử. Vì thế bạn có thể tới vào các thời điểm này để cảm nhận không khí Phật giáo tại chùa.

Lưu lại các khoảnh khắc đáng nhớ

Chùa Diệu Đế Huế không chỉ là chốn tâm linh, linh thiêng, nơi đây còn là địa điểm lưu lại nhiều bức hình siêu đẹp. Không gian kiến trúc chùa kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên là phông nên hoàn hảo cho những bức hình đẹp, nhuốm chất Huế.

Trải nghiệm chùa Diệu Đế Huế

Trong chùa có nhiều góc để chụp ảnh đẹp

Bạn có thể tham khảo trước những góc chụp đẹp, thả dáng tao nhã sẽ có ngay ảnh đẹp. Lưu ý, chùa có nhiều góc không được chụp hình, bạn nên hỏi trước để tôn trọng quy định nhé.

Kết hợp tham quan một số địa điểm gần đó

Chuyến du lịch tâm linh Huế của bạn sẽ thêm ý nghĩa hơn nếu kết hợp giữa việc tham quan chùa Diệu Đế Huế và các địa điểm tâm linh khác.

Trải nghiệm chùa Diệu Đế Huế

Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa linh thiêng hơn 400 năm tuổi

Bạn có thể ghé đến chùa Thiên Mụ Huế, chùa Báo Quốc, chùa Từ Đàm… Đây đều là những ngôi chùa nổi tiếng, sở hữu những công trình kiến trúc độc đáo, đồng thời là điểm check in hấp dẫn du khách gần xa.

>> Gợi ý bài: Lăng Đồng Khánh Huế – khám phá kiến trúc giao thoa độc đáo

Tham quan chùa Diệu Đế Huế cần lưu ý điều gì?

Nếu bạn đang có kế hoạch đến thăm chùa Diệu Đế thì cần ghi nhớ một số lưu ý sau để có chuyến trải nghiệm trọn vẹn nhất.

  • Nên lựa chọn những bộ quần áo lịch sử, kín đáo, hạn chế mặc các bộ quần áo, váy vóc quá ngắn.
  • Chú ý lời ăn tiếng nói, đi lại khi tham quan tránh ảnh hưởng các sư trong chùa Diệu Đế Huế hay các du khách khác.
Chùa Diệu Đế Huế

Du khách có thể đến chùa vào các ngày lễ Phật để tham gia cùng các sư và Phật tử

  • Không tự ý sử dụng các đồ dùng của nhà chùa mà chưa được cho phép.
  • Không xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn cảnh quan xinh đẹp, sạch sẽ của chùa.

Chùa Diệu Đế Huế là ngôi chùa mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá quan trọng. Ngôi Quốc tự linh thiêng này là địa điểm để bạn hòa mình vào nét đẹp văn hoá tâm linh của thành phố Huế. Nếu có cơ hội, bạn đừng bỏ qua việc khám phá ngôi chùa lâu đời, cổ kính nằm bên sông Hộ Thành này nhé.

Hằng Min – daivietourist.vn