Khám phá những điều thú vị ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, một địa chỉ dành cho những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá nghệ thuật Chăm Pa thời xưa. Nơi đây lưu giữ rất nhiều hiện vật quý và là cơ hội để du khách khám phá các kiến thức lịch sử Chăm Pa. Hãy cùng daivietourist.vn dạo một vòng để biết bảo tàng có gì thú vị nhé.
Giới thiệu về bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng được biết đến là một trong những bảo tàng lớn, quan trọng của Việt Nam. Nơi đây là địa điểm du lịch Đà Nẵng cực thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.
+ Địa chỉ của bảo tàng điêu khắc Chăm
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng toạ lạc ở địa chỉ: số 2 đường 2/9, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng nằm đối diện với trung tâm Truyền hình Việt Nam.
Bảo tàng nằm ngay trung tâm thành phố, là nơi lưu giữ các di sản văn hoá truyền thống của Đà Nẵng cũng như vùng Tây Nguyên. Nơi đây cũng trưng bàu nhiều bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc đắc sắc về vương quốc Chăm Pa cổ.
+ Lịch sử bảo tàng Chăm Đà Nẵng
- Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1915 theo ý tưởng của nhà khảo cổ học người Pháp tên là Henri Parmentier. Bảo tàng được hoàn thành vào năm 1919.
- Năm 1930, bảo tàng trùng tu, mở rộng vì số lượng cổ vật trưng bày tăng lên. Đồng thời định hình lộ trình tham quan cho du khách theo thứ tự vùng miền.
- Năm 2002, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng tiếp tục mở rộng lần 2. Xây thêm phòng nghiên cứu, làm việc, xưởng phục chế, tăng diện tích trưng bày và nhà kho.
- Năm 2011, bảo tàng vinh dự được xếp hạng là bảo tàng hạng 1 ở Việt Nam, khẳng định đóng góp to lớn của bảo tàng trong việc lưu giữ các giá trị văn hoá Chăm.
- Năm 2016, bảo tàng được thành phố Đà Nẵng trùng tu, nâng cấp nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.
- Năm 2023, bảo tàng nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố.
+ Sơ đồ tham quan bảo tàng
Bảo tàng điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng có thiết kế gồm 2 tầng: tầng 1 với 11 khu vực tham quan và tầng 2 có 2 khu vực tham quan.
Tại bảo tàng còn có cả quầy bán các mặt hàng lưu niệm, quầy bán cafe, nhà vệ sinh và một lối đi riêng dành cho những người sử dụng xe lăn di chuyển dễ dàng.
>> Gợi ý bài viết: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng tự túc đi đâu, ăn gì siêu chi tiết
Giờ mở cửa và giá vé bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng 2024
Là một địa điểm tham quan nổi tiếng nên giờ mở cửa và giá vé bảo tàng rất được du khách quan tâm. Dưới đây, daivietourist.vn sẽ cập nhật chi tiết về giờ giấc cũng như mức vé cụ thể.
Giờ mở cửa bảo tàng điêu khắc
Bảo tàng Chăm Đà Nẵng giờ mở cửa là vào các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày lễ và Tết. Cụ thể giờ hoạt động của bảo tàng như sau:
- Buổi sáng: bảo tàng mở cửa từ 7h30 – 11h
- Buổi chiều: bảo tàng mở cửa từ 13h – 17h
Giá vé vào tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm
Vì là địa điểm tham quan nổi tiếng nên bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng có thu vé vào cửa dành cho du khách tham quan, giá vé cụ thể:
- Vé người lớn: 60.000đ/người/lượt
- Học sinh – sinh viên: 10.000đ/người/lượt (cần có thẻ học sinh sinh viên).
Riêng với các đoàn khách từ 5 thành viên trở lên, có thể chọn thêm dịch vụ thuyết minh về các mẫu vật với 3 ngôn ngữ là Pháp – Anh – Việt.
Ngoài ra còn có dịch vụ thuyết minh tự động bằng cách đăng nhập vào wifi của bảo tàng và truy cập trang web: https://chamaudio.com, chọn ngôn ngữ và hiện vật (hoặc quét mã QR) muốn nghe thông tin để có thể biết chi tiết về bảo vật đó.
Cách đi đến bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm nằm ở trục đường chính thuộc trung tâm thành phố, đường sá thông thoáng nên du khách có thể đến đây dễ dàng. Đồng thời có thể đi bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.
Đường đi đến bảo tàng
Tuỳ vào khu vực bạn xuất phát mà cung đường đi đến bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng sẽ khác nhau. Dưới đây, daivietourist.vn sẽ hướng dẫn bạn lộ trình di chuyển từ biển Mỹ Khê và từ sân bay quốc Đà Nẵng đến bảo tàng.
- Từ biển Mỹ Khê: bạn rẽ vào đường Võ Văn Kiệt, chạy thẳng qua cầu Rồng. Sau đó rẽ phải sang đường Bạch Đằng, gặp Lê Hồng Phong thì rẽ vào rồi qua Trần Phú, sang Nguyễn Văn Linh đi về hướng 2 Tháng 9 một đoạn là đến.
- Từ sân bay Đà Nẵng: Bạn đi về hướng Duy Tân, rẽ sang 2 tháng 9 hướng về cầu Rồng, chạy qua công viên Apec 1 đoạn sẽ thấy bảo tàng điêu khắc Chăm nằm bên tay trái.
Phương tiện đi đến bảo tàng
Muốn đi đến bảo tàng điêu khắc Chăm bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện như:
- Xe máy: Là phương tiện linh động để di chuyển giữa các tuyến đường và thuận tiện đi đến bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Giá thuê xe máy ở Đà Nẵng khá rẻ, từ 100k – 150k/tuỳ loại xe.
- Xe ô tô: Nếu ngại mưa, ngại gió, bạn có thể lựa chọn ngồi xe ô tô bằng việc đi xe riêng hoặc bắt taxi/grab. Giá đi taxi thì sẽ tuỳ thuộc quãng đường mà bạn đi và Đà Nẵng có nhiều hãng xe để bạn chọn lựa.
- Xe buýt: Là phương tiện giá rẻ dành cho ai muốn tiết kiệm chi phí, mỗi lượt đi khoảng 10.000đ và chờ từ 20 phút – 30 phút sẽ có một chuyến.
>> Xem thêm bài: Thuyết minh về Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng – Danh thắng đẹp vùng Non Nước
Nên đi bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng vào thời gian nào?
Thời tiết Đà Nẵng có hai mùa khá rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Để thuận lợi tham quan bảo tàng Chăm thì bạn nên đến đây vào mùa khô, tầm từ tháng 4 đến tháng 9.
Khí hậu thành phố biển vào thời điểm này khá mát mẻ, không có mưa, trời quang khô ráo. Thích hợp để bạn đi lại cũng như tham quan, check in bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Vào mùa mưa, từ tầm tháng 10 đến tháng 2, bạn vẫn có thể đến tham quan. Vì bảo tàng chủ yếu là không gian trong nhà nên dù mưa hay nắng bạn vẫn có thể đi. Tuy nhiên, mưa gió thì bất lợi cho đi lại.
Không gian trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Diện tích của bảo tàng Chăm lên tới 6.673m2, trong đó 2.000m2 dùng để trưng bày các di vật cổ. Thuyết minh về bảo tàng Chăm Đà Nẵng, du khách muốn chiêm ngưỡng các cổ vật có thể ghé đến các khu trưng bày nổi tiếng dưới đây.
– Phòng trưng bày Mỹ Sơn
Là nơi lưu giữ các hiện vật như đài thờ, đản sinh Brahma… phản ánh đời sống tu hành của những đạo sĩ Chăm theo Ấn độ giáo. Phòng trưng bày này có 18 cổ vật được phát hiện ở thánh địa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi được biết đến là trung tâm tín ngưỡng quan trọng ở vương quốc Chăm Pa
Các hiện vật ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng thể hiện cho nhiều phong cách nghệ thuật Chăm như: kiến trúc tháp, cảnh sinh hoạt, các vị thần… Mỗi hiện vật ở phòng trưng bày Mỹ Sơn đều được chạm trổ rất tinh tế, tỉ mỉ.
– Phòng trưng bày Trà Kiệu
Đây là phòng trưng bày các hiện vật được khai quật ở thôn Trà Kiệu, Duy Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam từ cuối 19 đầu 20. Các di hiện vật gồm mảnh vỡ của Vinsu, đài thờ, Linga, một số phù điêu trang trí khác.
Đài thờ Trà Kiệu ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là 1 trong 9 bảo vật quốc gia được lưu giữ từ năm 2012. Hầu hết các cổ vật đều có tuổi đời từ thế kỷ 10 – thế kỷ 11, có một số khác được xác định vào thế kỷ 5 – thế kỷ 6.
Các cổ vật ở phòng trưng bày Trà Kiệu đều có sự sống động mềm mại rất cuốn hút người xem. Đặc biệt các tác phẩm cũng đa dạng về trang sức, trang phục và các động tác.
– Phòng trưng bày Đồng Dương
Phòng trưng bày Đồng Dương bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi trưng bày các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy vào những năm 1902 ở Đồng Dương. Các tác phẩm điêu khắc này mang đậm yếu tố Phật giáo, pha trộn giữ Ấn Độ, Trung Quốc và Chăm Pa.
Tại phòng Đông Dương của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, du khách được chiêm ngưỡng 21 tác phẩm trưng bày độc đáo, trong đó có tượng Bồ Tát, đài thờ Đồng Dương, tượng thần Deva. Trong đó đài thờ Đồng Dương được công nhận là 1 trong nhiều bảo vật quốc gia.
– Phòng trưng bày Tháp Mẫm
Phòng Tháp Mẫm là nơi trưng bày các hiện vật mang nét văn hoá đặc trưng của người Chăm Pa ở Bình Định. Những cổ vật này được khai quật từ 1934 – 2011 ở Tháp Mẫm, xã Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định.
Tham quan phòng Tháp Mẫm của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 67 tác phẩm điêu khắc tinh xảo, thuộc niên đại 12 – 13. Đặc sắc có thể kể đến: tượng Rồng, tượng Brahma, tượng Gajasimha (1 bảo vật quốc gia) và, 1 số kiến trúc bằng đá…
Ngoài 4 phòng trưng bày tiêu biểu trên, bảo tàng Chăm còn có rất nhiều phòng trưng bày khác mà du khách có thể đến tham quan, thưởng thức các tác phẩm điêu khắc như: phòng trưng bày Đà Nẵng, phòng trưng bày Quảng Nam, phòng trưng bày Quảng Ngãi, phòng trưng bày Văn Khắc…
>> Tham khảo du lịch: TOUR ĐÀ NẴNG 2 NGÀY 1 ĐÊM
Thuyết minh về bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng có gì hấp dẫn?
Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch thu hút những du khách tìm về nền văn minh cổ xưa. Tham quan bảo tàng, du khách sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị, mới lạ.
Khám phá kiến trúc bảo tàng
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được thiết kế bởi Delaval và Auclair, là 2 kiến trúc sư người Pháp. Nơi đây mang đậm phong cách Gothic châu Âu và đường nét đền tháp Chăm Pa.
Khu nhà chính của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng có mái vòm vòng cung, đầu nhọn cực kỳ nổi bật. Các gian phòng được thiết kế mở, có nhiều cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
Đặt chân vào đây, du khách sẽ cảm nhận được không gian cổ xưa với lối kiến trúc cổ điển. Những bức tường vàng rêu phong xen lẫn màu trắng tinh khôi của giàn hoa sứ thơm ngát.
Chiêm ngưỡng các phòng trưng bày
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang lưu giữ hơn 2.000 cổ vật lớn nhỏ. Trong đó có khoảng 500 cổ vật được trưng bày cho du khách chiêm ngưỡng, còn lại được bảo quản trong kho.
Du khách tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Pa có thể nhìn thấy tận mắt các hoa văn, hoạ tiết chạm trổ tinh tế của mỗi cổ vật tại các phòng trưng bày được phân chia khu vực địa lý. Mỗi phòng sẽ phản ánh một nét văn hoá tín ngưỡng riêng.
Ngắm nhìn các bảo vật quốc gia
Hiện tại, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng có 3 cổ vật đang được xếp loại là bảo vật quốc gia. Bao gồm: đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Bồ Tát Tara.
Trong đó: Đài thờ Mỹ Sơn E1 thể hiện cảnh sinh hoạt trong rừng của tu sĩ Ấn Độ giáo. Đài thờ Trà Kiệu là một kiệt tác điêu khắc của nghệ thuật Chăm. Tượng Bồ Tát Tara là tác phẩm bằng đồng duy nhất ở bảo tàng.
Tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng và các lưu ý cần biết
Khi đến tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây. Những lưu ý này sẽ giúp bạn có chuyến tham quan thoải mái mà vẫn giữ gìn được các di tích lịch sử trong bảo tàng.
- Du khách tham quan cần mua vé và xuất trình vé trước khi vào bảo tàng.
- Không được chạm, vuốt hay sờ vào hiện vật. Không leo trèo, ngồi lên các bục bệ trưng bày hiện vật hay xê dịch chúng,.
- Không cười đùa, chạy nhảy lung tung trong bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, tránh làm ảnh hưởng người xung quanh.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, không mang những chất cháy nổ, nguy hiểm vào bảo tàng.
- Không mang những hành lý có kích thước lớn khi đi vào tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Nếu bạn có hành lý xách tay nặng trên 3kg, hãy gửi tại quầy để hành lý.
- Luôn có ý thức giữ gìn khuôn viên, cảnh quan của bảo tàng, không vứt rác bừa bãi.
- Tham quan bảo tàng hãy ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đừng quá hở hang, phản cảm.
- Nếu muốn quay phim, chụp hình các hiện vật thì cần có sự đồng ý của ban quản lý bảo tàng, nhất là các chương trình review, phóng sự về bảo tàng.
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi gìn giữ, bảo tồn các cổ vật của nền văn minh Chăm Pa xưa. Đây là điểm đến mang đến những giá trị văn hoá lịch sử nghệ thuật cao và dành cho những ai yêu mến khám phá lịch sử qua các tác phẩm điêu khắc. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng, bạn hãy ghé đến đây nhé.
Min Min – Daivietourist.vn