Bài chòi Hội An – Nét đẹp văn hoá dân gian độc đáo ở phố cổ
Bài chòi Hội An là một trong những trò chơi dân gian đặc trưng ở các tỉnh miền Trung. Đây được biết đến là loại hình nghệ thuật độc đáo, đầy mới mẻ hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Hãy đến ngay Hội An, khám phá nét đẹp văn hoá miền di sản cùng daivietourist.vn.
Giới thiệu tổng quan về hát bài chòi Hội An
Nếu như miền Nam có đờn ca tài tử, miền Bắc có dân ca quan họ thì miền Trung có hát bài chòi Bình Định, Hội An. Với sân khấu nhỏ rộn tiếng hát ca, cười đùa vui vẻ, bài cho trở thành loại hình nghệ thuật truyền thống hấp dẫn, được gìn giữ cho tới ngày nay.
Bài chòi Hội An là gì?
Bài chòi là một trò chơi dân gian ở Hội An, đồng thời là một môn nghệ thuật đặc sắc của miền Trung. Hát bài chòi ở Hội An là sự kết hợp giữa trò chơi thẻ bài và hát dân ca với 2 hình thức chơi bài chòi và trình diễn bài chòi.
Vậy bài chòi là gì? Gọi là bài chòi bởi vì người chơi ngồi trong những chiếc chòi chia thành 2 hàng đối đáp qua lại vs nhau.
Bài chòi Hội An tổ chức ở đâu?
Trước đây, bài chòi Quảng Nam diễn ra vào các dịp lễ hội đặc biệt, các ngày Tết, đầu xuân hay đám đình. Ngày nay, hát bài chòi diễn ra vào các buổi tối trong tuần từ 19h và mọi du khách đều có cơ hội trải nghiệm.
Hát bài chòi được tổ chức tại khoảng đất trống rộng rãi toạ lạc bên dòng sông Hoài thơ mộng. Đây là nơi các chị Hiệu, anh Hiệu diễn xướng và người chơi tham gia, rất đông vui, náo nhiệt.
Lịch hát bài chòi Hội An mấy giờ?
Bài chòi được biểu diễn vào mỗi buổi tối ở Hội An. Địa điểm tổ chức ở vườn tượng Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Bạn có thể đi nghe bài chòi Hội An vào 19h tất cả các ngày trong tuần. Người chơi mua thẻ bài trực tiếp tại địa điểm tổ chức với giá thẻ bài là 20.000đ cho mỗi thẻ.
Nguồn gốc của lễ hội bài chòi Hội An
Vào cuối thế kỉ 16, đầu thế kỷ 17, khi mà cuộc sống người dân miền Trung thường bị thú dữ quấy nhiễu. Người dân đã dựng lên nhiều chiếc chòi cao ở ven rừng và cử thanh niên canh giữ hàng đêm.
Trong lúc canh chòi buồn chán thì người dân nghĩ ra những câu hát đối đáp qua lại để giải trí. Không chỉ vậy, họ còn sáng tạo ra hình thức vừa chơi bài vừa hô hát giữa các chòi với nhau.
Từ đây, hình thức hô hát bài chòi Hội An ra đời và khởi nguồn cho nghệ thuật hát bài chòi sau này.
Ý nghĩa của bài chòi phố cổ Hội An
Hát bài chòi đối đáp là nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người dân xứ Quảng. Những câu hát dân ca bài chòi Hội An nhân văn vừa có tính giáo dục, răn đe vừa ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
Hát bài chòi có vai trò trong việc giữ gìn hơi thở truyền thống, phát huy các nét đẹp văn hóa đang dần bị mai một theo thời gian.
Vào tháng 12/2017, bài chòi Hội An được unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này đã góp phần đưa nét đẹp truyền thống văn hoá Việt vươn ra thế giới và mang về một lượng khách lớn cho Hội An mỗi năm.
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Vinpearl VinWonders Nam Hội An mới nhất
Thời điểm lý tưởng để xem bài chòi Hội An
Bài chòi được diễn ra đều đặn mỗi tuần, vì thế, bạn có thể sắp xếp thời gian đến đây vào bất kỳ lúc nào. Thời điểm tốt nhất trong năm với kinh nghiệm du lịch Hội An là vào mùa khô.
Thường từ tháng 2 – tháng 8 Dương lịch, thời tiết khô ráo nên thích hợp tham quan phố cổ và tham gia vào bài chòi Hội An. Khoảng thời gian thích hợp nhất là vào buổi tối khi phố cổ bắt đầu lên đèn.
Bạn có thể nghe bài chòi vào các dịp lễ, Tết như: Tết Nguyên Đán, rằm Trung Thu, rằm Tháng Giêng… Đây là dịp hát bài chòi được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt và thu hút đông người xem.
>> Tìm hiểu thêm: TOUR HỘI AN 1 NGÀY
Nghệ thuật bài chòi Hội An có đặc điểm đặc trưng gì?
Bài chòi có sức hút đặc biệt đối với hầu hết mọi người. Một số đặc điểm nổi bật của trò chơi này có thể kể đến như:
Đối tượng chơi bài chòi
Thông thường, hình ảnh của bài chòi Hội An sẽ gắn liền với các kiểu người chơi như: du khách trong nước, người dân địa phương.
Với khách nước ngoài muốn tham gia sẽ có đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ chỉ dẫn. Họ sẽ giải thích về nội dung, ý nghĩa và cách chơi bài chòi.
Bộ bài chòi Hội An
Bộ bài để chơi bài chòi trông khá giống với bô Tam Cúc, tuy nhiên được cải tiến hơn. Một bộ bài sẽ gồm 33 lá: lá liễu, thắng bí, nhì nghèo, nhứt nọc…
Mỗi thẻ bài chòi Hội An lại có 3 quân bài khác nhau. Bên cạnh đó, bộ bài còn được chia làm 3 pho: pho văn, pho sách và pho vạn.
Mỗi pho 10 lá và 3 lá lẻ. Các quân bài chòi được làm khá lớn để người chơi dễ dàng nhìn thấy tên, hoa văn in trên từng thẻ bài.
Lời hát bài chòi Hội An
Lời bài hát sẽ gồm 4 làn điệu cơ bản: hồ quảng, xàng xê, cổ bản, xuân nữ. Hát bài chòi ở Hội An sẽ là sự kết hợp giữa làn điệu dân ca Nam Bộ với lối nói, lối hát tuồng.
Các câu hát dân ca bài chòi Hội An có lúc bổng, lúc trầm, mang âm hưởng địa phương cùng lối diễn duyên dáng, dí dỏm.
Các nghệ sĩ bài chòi đã sáng tạo thêm nhiều điệu lý câu hò khác nhau như: hò khoan, vè Quảng, hát ru con, hò chèo thuyền.
Người hô hát bài chòi
Lời bài chòi Hội An được hát bởi các anh Hiệu, chị Hiệu. Họ là người rất tập trung để biết quân bài được rút ra tên gì, hát gì để lên ý tưởng cho câu hát.
Người hô hát cũng là có lối hát giỏi, diễn xuất tốt và có tài ứng biến linh hoạt, phù hợp. Những người này là trung tâm giữ hồn cho hát bài chòi ở Hội An.
>> Xem thêm: Ký Ức Hội An show diễn thực cảnh ấn tượng nhất tại Việt Nam
Hướng dẫn cách chơi bài chòi Hội An chi tiết
Là một trò chơi dân gian hấp dẫn, bài chòi có cách chơi cũng khá đơn giản. Dưới đây, daivietourist.vn sẽ tổng hợp cách chơi chi tiết để bạn tham khảo.
Cách chơi bài chòi
Trò chơi bài chòi Hội An được thực hiện bằng việc dựng 1 chiếc chòi ở chính giữa (chòi cái) và xung quanh là 10 chiếc chòi con. Người chơi sẽ ngồi ở các chòi con và anh Hiệu, chị Hiệu sẽ đứng ở chòi cái.
Vì diện tích khá nhỏ nên ở phố cổ người ta chỉ dựng được tầm 4 – 5 chiếc chòi. Một số địa phương khác thì người dân chỉ trải chiếu, dựng cây nêu, treo ống bài và bày ghế ra để chơi chứ không dựng chòi.
Luật chơi bài chòi
Trò chơi bắt đầu bằng tiếng trống hội rộn rã, các anh Hiệu và chị Hiệu sẽ cất lên lời hô xướng mời gọi thu hút sự chú ý của mọi người.
Sau lời hát mở màn, các anh Hiệu/chị Hiệu sẽ giới thiệu tên các quân bài. Người chơi bài chòi Hội An Quảng Nam chọn 3 con bài khác nhau và cầm sẵn ở tay.
Chị Hiệu/anh Hiệu sẽ bước ra trước bài chòi, xóc ổng thẻ rồi rút ra từng quân bài và hô câu hát mang tên quân bài. Chòi nào có quân bài đó thì người chơi sẽ gõ mõ 3 tiếng hoặc hô “có đây”. Mỗi lần như vậy, người chơi bài chòi Hội An sẽ được trao 1 cây cờ đuôi nheo.
Cuộc chơi tiếp diễn đến khi có chòi đạt đủ 3 cờ đuôi nheo và hô to “tới” rồi gõ một hồi mõ thật dài. Lúc này trống tum và trống cán ở chòi cái sẽ vang lên báo hiệu có người chiến thắng.
Người thắng hát bài chòi ở phố cổ Hội An sẽ nhận về một chiếc đèn lồng Hội An xinh xèo.
>> Gợi ý thêm: Top 30 địa điểm du lịch Hội An đẹp nhất nên trải nghiệm
Kinh nghiệm chơi bài chòi Hội An hay nhất
Để có thể đến xem và tham gia vào lễ hội bài chòi ở phố cổ một cách thuận lợi, bạn hãy lưu lại các tips kinh nghiệm sau:
- Nên đến sớm một chút để có thể lựa chọn vị trí ngồi thuận lợi cũng như có thời gian để tìm hiểu rõ về luật chơi.
- Hãy tập trung lắng nghe kỹ lời hô của các anh Hiệu, chị Hiệu khi chơi bài chòi Hội An để không bỏ lỡ cơ hội nhận cờ.
- Hãy chuẩn bị sẵn tiền mặt để mua thẻ bài hoặc ủng hộ các nghệ nhân biểu diễn.
- Luôn có ý thức giữ gìn trật tự, tôn trọng những người cùng tham gia. Giữ vệ sinh sạch sẽ, không xả rác lung tung.
Hình ảnh hát bài chòi Hội An đã trở thành dấu ấn bản sắc văn hoá không thể thiếu tại xứ Quảng. Tham gia hoạt động này, bạn sẽ có cơ hội hiểu sâu hơn về di sản văn hoá phi vật thể này và có thể hòa mình vào đám đông nhộn nhịp để vui chơi..
Hằng Min – daivietourist.vn